Cùng với sự phát triển của thời đại số, công nghệ hóa - hiện đại hóa 4.0, chúng tạo ra rất nhiều ảnh hưởng đến sự thay đổi và xu thế Marketing. Hãy cùng Work Smart tìm hiểu những thay đổi thực tiễn và xu thế Marketing trong Thế kỷ 21.
1. Những thay đổi trong thực tiễn Marketing
Những thay đổi thực tiễn Marketing trong hiện tại so với trước đây:
Về tổ chức:
Trước đây, marketing được tổ chức theo đơn vị sản phẩm; nhưng hiện nay lại được tổ chức theo phân đoạn khách hàng.
Phân đoạn khách hàng hay phân khúc khách hàng là một hoạt động của doanh nghiệp nhằm phân chia nhóm khách hàng có chung đặc tính; để thuận tiện triển khai chiến lược kinh doanh.
Đơn vị sản phẩm là một đơn vị tính số lượng sản phẩm hiện có (bộ, cái, gói,...); giúp khách hàng và người quản lý ước tính số lượng sản phẩm còn có.
Việc thay đổi tổ chức theo phân đoạn khách hàng thời đại công nghệ số 4.0 giúp doanh nghiệp có những chiến lược kinh doanh hiệu quả đối với từng khu vực; nhóm khách hàng mà đưa ra những chính sách khác nhau.
Về giá trị:
Lúc trước, mục tiêu các chiến dịch truyền thông là hướng tới các giao dịch sinh lợi; thì ngày nay mục tiêu là mang đến giá trị suốt đời cho khách hàng. Các chiến dịch truyền thông cũ đơn thuần là xây dựng thương hiệu; thì trong sự phát triển số của nền kinh tế 4.0; với vô số những thương hiệu lớn nhỏ; các chiến dịch truyền thông - quảng bá có nhiệm vụ kết nối sản phẩm với khách hàng một cách lâu dài, xây dựng lòng trung thành và uy tín.
Về báo cáo:
Với mục tiêu là lợi nhuận; sự thành công của Marketing trong trước đây được thể hiện và đánh giá dựa trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nhưng ngày nay, khi mục tiêu công việc là hướng tới sự lâu dài và bền vững; doanh nghiệp phải đưa ra thêm những báo cáo Marketing thể hiện độ tiếp cận thị trường, thu hút khách hàng cũng như khách hàng trung thành.
Người làm Marketing:
Trước đây, chỉ các công ty lớn có sự phân bổ vị trí, phòng ban mới làm Marketing; công việc sẽ do người chuyên trách hoặc phòng ban chuyên trách đảm nhiệm làm.
Hiện nay, nhờ sự phát triển của thời đại số, tất cả mọi người đều làm Marketing. Từ các công ty có thương hiệu đến các cửa hàng lớn nhỏ; hay cả những hộ gia đình mở bán hàng cũng làm Marketing cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Công việc có thể do người hoặc phòng ban chuyên trách của doanh nghiệp thực hiện; hoặc do người, công ty trung gian (các công ty truyền thông, agency, thiết kế web,...) làm.
Xây dựng thương hiệu:
Xây dựng thương hiệu là một trong những việc đi đầu của doanh nghiệp. Việc xây dựng thương hiệu qua quảng cáo này đã được thay đổi bằng việc xây dựng qua năng lực. Trong nền kinh tế số, đối mặt với vô vàn đối thủ, thương hiệu; chỉ có chất lượng và uy tín của thương hiệu về sản phẩm/ dịch vụ mới có khắc sâu trong tâm trí khách hàng.
Đối với quan hệ khách hàng:
Bắt đầu từ việc xây dựng thương hiệu qua năng lực; Marketing trong thời đại số cần có các hoạt động, chương trình giữ khách hàng, đo lường sự thỏa mãn của khách hàng. Từ đó đáp ứng nhu cầu mong muốn của họ, tính tỷ lệ trung thành, cam kết sản phẩm/ dịch vụ thấp; nhưng cung ứng vượt lời hứa đem đến sự uy tín của doanh nghiệp tới khách hàng.
Thực tế cho thấy Marketing đang từng bước đổi mới để phù hợp với thời đại số; công nghiệp hóa - hiện đại hóa ngày này. Cụ thể trong các hoạt động:
Thương mại điện tử: là việc sử dụng các phương tiện và nền tảng điện tử có kết nối Internet để thực hiện hoạt động thương mại. Marketing điện tử bao gồm các nỗ lực thông tin, truyền thông; cổ động và bán hàng hóa các dịch vụ qua Internet. Ở Việt Nam, công việc này được hoạt động chủ yếu tại mạng xã hội Facebook, công cụ tìm kiếm Google và các sàn thương mại điện tử Shopee, Tiki,...
Thiết kế Website:
Việc ra đời các Website hỗ trợ việc bán hàng các sản phẩm/ dịch vụ cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh. Thiết kế Website không chỉ chú trọng tới hình ảnh sản phẩm, thương hiệu; mà Website còn đáp ứng được việc truyền tải thông điệp và giá trị mà khách hàng nhận được.
Quan hệ với khách hàng (CRM): tiến trình tổng quát việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ với khách hàng; bằng việc cung cấp các giá trị và sự thỏa mãn cao hơn cho khách hàng. CRM có nhiệm vụ thực hiện nỗ lực nhằm tạo dựng, duy trì và phát triển khách hàng; giảm lượng khách hàng từ bỏ sử dụng sản phẩm/dịch vụ; đồng thời giữ và chăm sóc các khách hàng hiện tại. Thực tế, doanh nghiệp sử dụng các chương trình ưu đãi, xây dựng lòng trung thành với khách hàng, chăm sóc khách hàng,...
2. Xu thế Marketing trong Thế kỷ 21
Đây là 4 lực lượng định hình xu thế Marketing trong thời đại số:
Số hóa và sự kết nối
Sự phát triển của công nghệ số hóa toàn cầu kéo theo sự phát triển của nền kinh tế thời đại công nghệ. Kinh tế dần phát triển theo hướng hiện đại hóa và nền kinh tế thị trường mở, tạo sự liên kết chặt chẽ. Đồng thời, điều này gây ra những cạnh tranh, khó khăn, thách thức cho doanh nghiệp; khi tạo đà phát triển cho nền kinh tế số.
Các phương tiện kỹ thuật hiện đại, tiên tiến được áp dụng triệt để vào quá trình sản xuất hay cung ứng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Vinamilk tiên phong trong việc xây dựng trang trại bò sữa; ứng dụng công nghệ 4.0 trong tất cả các khâu quản lý và chăn nuôi.
Các phương tiện truyền thông đại chúng (Social Media) như Internet, Intranets, Extranets; dần trở thành những phương tiện kết nối toàn cầu và được sử dụng rộng rãi.
Sự bùng nổ của Internet
Sự phát triển mạnh mẽ của Internet có tầm ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển tới nền kinh tế thị trường. Nhờ sự phát triển không ngừng của Internet mà doanh nghiệp có thể truyền bá được thương hiệu; cũng như sản phẩm/ dịch vụ của mình; thông qua các Website doanh nghiệp hay Website bán hàng, thương mại. Hầu hết doanh nghiệp ngày nay đều áp dụng mô hình thương mại điện tử và thiết kế Website; để hỗ trợ việc mua bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ. Không thể phủ nhận sự phát triển nhanh chóng mặt của Internet; nó đã làm thay đổi lớn và dần thành xu hướng kinh doanh và Marketing của các doanh nghiệp.
Cá nhân hoá và khách hàng hoá
Cá nhân hoá và khách hàng hoá cực kỳ quan trọng trong mọi quản lý kinh doanh, đặc biệt là quản lý hoạt động và tiếp thị. Cá nhân hoá có thể hiểu là doanh nghiệp muốn sản xuất đáp ứng theo yêu cầu cụ thể của khách hàng khác nhau; coi mỗi người là phân khúc tiềm năng nhất. Ví dụ, cựu chủ tịch John Mahama đã yêu cầu tùy chỉnh máy tính xách tay Rlg; cho nhóm vận động tranh cử năm 2012 của ông và những người ủng hộ.
Còn khách hàng hóa, sản xuất và cung ứng theo số đông. Việc tùy chỉnh sản phẩm thông qua Marketing quan hệ với khách hàng (CRM) - tương tác giữa cá nhân doanh nghiệp và khách hàng; mà khách hàng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và có khi là cả giám sát. Khách hàng ở đây được gọi là Prosumer. Ví dụ, một quầy salad hoặc một nhà hàng nơi bạn tự làm món salad cho mình bằng cách chọn các thứ bên trong.
Điều này có ý nghĩa quan trọng; vì doanh nghiệp sẽ vận dụng lợi ích này để tự động hóa dây chuyền sản xuất nhằm giảm chi phí và tăng hiệu suất; từ đó giảm giá thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng đồng thời gia tăng lợi nhuận. Chúng ta có thể Customization và Customerization cả sản phẩm hữu hình và vô hình; có thể là đôi giày trên chân hay dịch vụ cắt tóc.
Các dạng trung gian mới
Trong xu thế phát triển của nền kinh tế mới; các dạng mới của trung gian ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường:
Sự xuất hiện ngày càng nhiều các cơ sở dịch vụ Marketing hỗ trợ doanh nghiệp trong việc hoạch định; xây dựng thương hiệu; gia tăng kinh doanh và cổ động sản phẩm đến đúng ngay thị trường. Ví dụ: Công ty Thông tin Thương hiệu Brandinfo; Công ty Công nghệ và Truyền thông Cito,...
Nhờ phát kiến lớn về công nghệ blockchain đang được tìm hiểu và phát triển hơn nữa; các trung gian tài chính mới như ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, ví điện tử, dịch vụ thanh toán trực tuyến, tổ chức tài chính,..
Hãy theo dõi Work Smart để nhận được nhiều kiến thức bổ ích bạn nhé!
Sưu tầm & Tổng hợp
Comments