top of page

Tiết kiệm được bao nhiêu thì có thể nghỉ hưu?

Ảnh của tác giả: Thủy TrầnThủy Trần

Cuộc sống hiện đại đi đôi với nhiều áp lực tinh thần và sức khỏe, khiến không ít người quyết định nghỉ hưu sớm. Vậy nên “tiết kiệm được bao nhiêu thì có thể nghỉ hưu” là câu hỏi đáng để nhiều người phải suy ngẫm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn định hướng lập kế hoạch, tạo thu nhập,… trước và sau khi nghỉ hưu. Để chuẩn bị cho bạn có một cuộc sống nghỉ hưu an nhàn trong tương lai. Cùng tìm hiểu với Work Smart bạn nhé!


1. Tại sao cần tiết kiệm trước khi nghỉ hưu?


Nghỉ hưu có 2 dạng: Nghỉ hưu đúng với số tuổi mà nhà nước quy định và nghỉ hưu trước thời hạn (trước tuổi).


Nghỉ hưu bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau. Đây là thời gian nghỉ ngơi sau một quá trình lao động miệt mài. Cơ hội để bạn thực hiện những ước mơ, hoài bão còn dang dở hoặc chưa thực hiện. Bạn có thể dành quỹ thời gian còn lại của bản thân để cùng gia đình thư giãn và tận hưởng cuộc sống.


Vì vậy, có rất nhiều lý do để bạn cần tiết kiệm trước khi nghỉ hưu như:


Thứ nhất, xã hội phát triển nhu cầu về chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao. Con người ngày càng có xu hướng thích hưởng thụ cuộc sống bằng cách: đi du lịch, nghỉ mát, được ăn ngon mặc đẹp, mua sắm thỏa thích,… Nếu tiết kiệm trước, trong thời gian này bạn có thể tận hưởng cuộc sống mà không cần phải đắn đo suy nghĩ, đau đầu lo lắng kiếm tiền.


Thứ hai, do một phần cuộc sống hiện tại làm cho con người cảm thấy áp lực như: tình trạng sức khỏe, công việc, các mối quan hệ, sự cạnh tranh trong công việc,… Khi tiết kiệm trước một khoản để chuẩn bị cho giai đoạn nghỉ hưu, bạn sẽ không phải chịu áp lực và gánh nặng này mà có thể thoải mái vui sống.


Thứ ba, tiết kiệm tiền còn nhằm sử dụng cho các tình huống bất ngờ có thể xảy ra như: ốm đau, bệnh tật, hư hỏng các thiết bị máy móc, xe cộ, vật dụng gia đình cá nhân, ma chay hiếu hỷ,… Ngoài ra bạn cũng phải có tiền tích lũy nhằm đảm bảo nguồn tài chính ổn định và ko phải phụ thuộc vay mượn người khác.


Chính vì vậy, bạn cần phải tiết kiệm tiền trước khi nghỉ hưu để có một cuộc sống an nhàn trong tương lai, hạnh phúc bên gia đình.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khoản tiền chuẩn bị khi nghỉ hưu


Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khoản tiền cần chuẩn bị khi nghỉ hưu. Sau đây là một số yếu tố mà bạn cần phải lưu ý:

Độ tuổi nghỉ hưu


Ở mỗi độ tuổi nhất định đều phải có sự chuẩn bị khác nhau cho việc nghỉ hưu. Ví dụ khi bạn muốn nghỉ hưu ở tuổi 62 và bạn đang ở độ tuổi:

Từ 25-40 tuổi: Sự chuẩn bị cho con đường nghỉ hưu dài hơn. Tiêu tốn rất nhiều thời gian và chi phí sinh hoạt vào việc: học tập, lập gia đình, sinh con, các khoản nợ,…. Nên bạn phải xây dựng kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm cụ thể, chi tiết.


Tiết kiệm được bao nhiêu thì có thể nghỉ hưu?
Nguồn: Internet

Bên cạnh đó, ở độ tuổi này trẻ trung năng động nên bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm thêm như: đầu tư hay tái đầu tư vào các kênh tài chính. Điều này giúp bạn tăng thu nhập mang lại nguồn lợi nhuận cao và dành được nhiều tiền tích lũy sớm chuẩn bị cho việc nghỉ hưu.

Từ 40 tuổi trở lên: Sự chuẩn bị cho con đường nghỉ hưu ngắn hơn. Việc bạn xây dựng kế hoạch cũng sẽ đơn giản hơn. Lúc đó mọi chi phí sinh hoạt của bạn sẽ tương đối ổn định đi vào nề nếp. Đồng thời các khoản chi phí dành cho việc học tập, lập gia đình, sinh con, …cũng ít hơn hoặc không có. Bạn càng lớn tuổi thì ít thức tiết kiệm tiền để chuẩn bị cho việc nghỉ hưu cao hơn so với người trẻ tuổi.


Tuy nhiên ở độ tuổi này, ngoài nguồn thu nhập chính họ ít có cơ hội việc làm để tăng thêm nhu nhập. Sự chuẩn bị cho việc nghỉ hưu ở độ tuổi này là khá muộn nên khi muốn bắt đầu đầu tư vào một số kênh tài chính thì khả năng thu về nguồn lợi nhuận là ít hơn.


Nhu cầu/mức sống mong muốn


Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày một nâng cao. Ai trong chúng ta cũng có nhu cầu được sống đầy đủ, sung túc và thỏa mái nhất có thể. Nhu cầu càng cao đòi hỏi số tiền thực hiện càng lớn. Để đạt được điều đó thì bạn phải cố gắng nỗ lực thật nhiều. Muốn thực hiện được mục tiêu lớn thì chia các mục tiêu nhỏ và phấn đấu thực hiện đạt từng mục tiêu như:

Đầu tư vào bản thân để có kỹ năng và kiến thức: thi lấy các văn bằng chứng chỉ, tham gia khóa học trực tuyến để phát triển kỹ năng. Đây là điểm giúp bạn trở nên có giá trị hơn, phục vụ cho cuộc sống sau này.

Tiêu tiền ít và tiết kiệm hơn: Tiết kiệm chi tiêu tài chính thì số dư sẽ tăng lên. Kiểm tra chi tiêu mỗi ngày để giúp bạn phát hiện ra những sản phẩm chưa cần thiết và xác định được số tiền cần tiêu cho mỗi ngày.


Cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết theo quy tắc 24h. Ví dụ nếu bạn muốn mua một món hàng nào đó thì hãy chờ sau một ngày rồi đặt. Vì quyết định lúc đó sẽ chín chắn hơn cảm xúc nhất thời của 24 giờ trước.


Sau khi có một số tiền tiết kiệm bạn hãy lên lập kế hoạch tài chính cho cuộc sống hưu trí an nhàn: Xác định mục tiêu tài chính, lên kế hoạch tài chính theo thời gian, đầu tư sớm và đầu tư liên tục.


Lên kế hoạch đầu tư cho một số lĩnh vực như vàng, bất động sản, gửi ngân hàng, cổ phiếu,… Bạn phải tính toán để tiền phát sinh thêm tiền, đừng để đồng tiền nằm yên một chỗ. Đầu tư giúp bạn gia tăng thu nhập và tìm kiếm thật nhiều lợi nhuận. Từ đó, bạn có thể rút ngắn việc thực hiện tất cả các mục tiêu và có một cuộc sống đầy đủ, sung túc.

Các mối quan hệ xã hội


Các mối quan hệ xã hội đều đóng một vai trò đặc biệt trong mỗi người bao gồm: Các mối quan hệ gần gũi như gia đình, bạn bè, người yêu đến các mối quan hệ xa hơn như đồng nghiệp, hàng xóm,… Nó là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khoản tiền bạn cần tiết kiệm chuẩn bị khi nghỉ hưu.


Cần tiết kiệm được bao nhiêu thì có thể nghỉ hưu? Thật khó để xác định được số tiền cần tiết kiệm của người độc thân nhiều hơn hay ít hơn so với người đã có gia đình. Vì mỗi người đều có một đích đến riêng, một nhu cầu cuộc sống khác nhau.


Tuy nhiên, trong cuộc sống ta thường thấy số tiền mà người độc thân cần chuẩn bị sẽ ít hơn người đã có gia đình. Vì họ chỉ có một mình và không phải lên kế hoạch chuẩn bị cho những người còn lại.


Nếu không lập gia đình, bạn chỉ cần chuẩn bị số tiền cho việc đi ăn uống, du lịch, chăm sóc sức khỏe, quỹ dự phòng cho các chi phí phát sinh của bản thân. Và đầu tư thêm vào các kênh tài chính nếu họ muốn để thu lợi nhuận. Bạn sẽ ít bị áp lực lo lắng cơm áo gạo tiền cho vợ/chồng con cái, gia đình nội ngoại hai bên…

Ngược lại đối với người đã có gia đình sự chuẩn bị nhiều hơn. Không chỉ chuẩn bị cho bản thân mình mà còn cho cả gia đình. Gánh nặng về áp lực tài chính nhiều hơn người độc thân. Vậy nên vấn đề thời gian và tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuẩn bị nghỉ hưu của người độc thân diễn ra nhanh gọn và ít tiêu hao tài chính hơn so với người đã có gia đình.


Cần tiết kiệm bao nhiêu khi nghỉ hưu

“Tiết kiệm được bao nhiêu thì có thể nghỉ hưu” là vấn đề quan trọng nhất trong kế hoạch nghỉ hưu. Câu trả lời sẽ khác nhau với từng cá nhân. Vì nó còn tùy thuộc phần lớn vào thu nhập hiện tại và cuộc sống nghỉ hưu mà bạn đang hướng đến. Nên tiết kiệm bao nhiêu ở mỗi độ tuổi sẽ giúp bạn đi đúng hướng và đạt được mục tiêu nghỉ hưu.

Hầu hết các chuyên gia cho rằng thu nhập khi nghỉ hưu của bạn phải bằng khoảng 70- 80% mức lương cuối cùng trước khi nghỉ hưu. Điều đó có nghĩa là nếu bạn kiếm được 100 triệu đồng/năm trước khi nghỉ hưu, bạn cần ít nhất 70-80 triệu đồng/ năm để sống thỏa mái sau nghỉ hưu.


Tiết kiệm được bao nhiêu thì có thể nghỉ hưu?
Nguồn: Internet

Số tiền này có thể được điều chỉnh tăng hoặc giảm tùy thuộc vào các nguồn thu nhập khác, chẳng hạn như an sinh xã hội, lương hưu, việc làm thêm, cũng như các yếu tố về sức khỏe, lối sống mong muốn,…


Ngoài ra để tiết kiệm được bao nhiêu thì có thể nghỉ hưu còn có các cách như: quy tắc 4%, 15%, 25%, tiết kiệm phần trăm lương theo độ tuổi, … Tùy vào từng trường hợp để bạn có thể nghiên cứu áp dụng.


Tuy nhiên, dù tuân theo nguyên tắc nào thì khả năng tiết kiệm thực tế của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố trong cuộc sống. Chúng bao gồm các khoản sửa chữa, bảo dưỡng nhà cử, chi phí cho thẻ tín dụng, chi phí sinh hoạt hàng tháng và những chi phí phát sinh khác.


3. Cách lập kế hoạch tài chính cho cuộc sống hưu trí an nhàn

Ai trong chúng ta cũng mong muốn có cuộc sống vui vẻ sung túc khi về già. Vì thế để thực hiện điều đó, bạn hãy chủ động lập kế hoạch tiết kiệm tiền, đầu tư hay tích lũy tài chính ngày từ khi còn trẻ.

Lập kế hoạch tài chính khi nghỉ hưu là việc làm rất quan trọng. Vì nó có thể giúp bạn xác định số tiền cần thiết khi nghỉ hưu và tạo ra các nguồn thu nhập (thu nhập chính và thu nhập khác).


Các bước lập kế hoạch tài chính như:


Xác định mục tiêu tài chính

Trước hết cần phải nắm rõ tình hình tài chính hiện tại của bản thân. Xác định sẽ cần bao nhiêu tiền cho chi tiêu, dự trù các vấn đề sinh hoạt phát sinh và chăm sóc sức khỏe khi không còn làm việc nữa. Cân đo đong đếm chi tiêu, đảm bảo có một khoản tiết kiệm hàng tháng để tích lũy cho việc nghỉ hưu trong tương lai.


Thường thì số tiền cần thiết từ 70-80% thu nhập trước khi nghỉ hưu. Ví dụ: thu nhập hiện tại 100 triệu đồng/năm, thu nhập khi nghỉ hưu 70 triệu đồng/năm. Số tiền tiết kiệm 20 triệu đồng/năm.


Lên kế hoạch tài chính theo thời gian


Bạn cần xác định rõ việc nghỉ hưu của mình và lập kế hoạch nghỉ hưu càng sớm càng tốt. Hãy xây dựng một kế hoạch bài bản với thời gian dự kiến nghỉ hưu rõ ràng và sau đó là bắt tay vào thực hiện.


Nếu bạn 30 tuổi và muốn nghỉ hưu 55 tuổi và có 500 triệu đồng trong ngân hàng thì bạn phải mất 25 năm để dành ra số tiền tiết kiệm 20 triệu đồng/năm. Nếu không thể tiết kiệm được như vậy thì cần phải cắt giảm chi tiêu, tăng thu nhập hoặc kết hợp cả hai để đạt mục tiêu.


Tiết kiệm được bao nhiêu thì có thể nghỉ hưu?
Nguồn: Internet

Phân tích rõ ràng thu nhập bình quân hàng tháng, các khoản chi phí dự kiến cần dùng, cũng như các khoản nợ còn đang hiện hữu. Đối với các khoản nợ thì cần phải xử lý dứt điểm. Cắt giảm chi tiêu đối với những chi phí chưa hợp lý hoặc không cần thiết (mua sắm trang sức, đầu tư quá nhiều vào quần áo thời trang, túi xách, giày dép hàng hiệu,…)


Bạn có thể tham khảo quy tắc 50-30-20 để quản lý chi tiêu hiệu quả. Trong đó, phân nửa ngân sách hàng tháng sẽ dành cho các nhu cầu thiết yếu như ăn uống, nhà ở, đi lại. Nhu cầu hưởng thụ chiếm 30%, sẽ dùng cho mua sắm và sở thích. 20% còn lại sẽ phục vụ nhu cầu gia tăng như tích lũy, đầu tư.


Tuy nhiên quy tắc trên nó cũng chỉ mang tính chất tương đối để tham khảo. Cho nên bạn cũng ko nên áp dụng một cách cứng nhắc.


Đầu tư sớm, đầu tư liên tục


Warren Buffett (nhà đầu tư vĩ đại, tỷ phú người Mỹ) đã có câu nói bất hủ “Đừng bao giờ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất. Hãy đầu tư để tạo ra nguồn thứ hai”. Bạn hãy tận dụng các khoản tiết kiệm đang có để đầu tư.


Lưu ý, bạn chỉ trích một phần chứ không nên sử dụng hết khoản tiền tiết kiệm để đầu tư. Đầu tư sớm sẽ giúp bạn gia tăng thu nhập. Sau khi tạo được nguồn lợi nhuận lại tiếp tục tái đầu tư với khoản lãi có được.

Ví dụ bạn bỏ tiền vào một kênh đầu tư với số tiền 100 triệu đồng. Khoản đầu tư này tăng trưởng 5%/năm cho đến khi bạn nghỉ hưu ở tuổi 62. Nếu bạn tái đầu tư tiền lãi của mình, khoản đầu tư của bạn sẽ có giá trị hơn 476 triệu đồng.


Ngược lại mãi đến năm 45 tuổi bạn mới bỏ vốn 100 triệu để đầu tư vào các kênh thì hơi muộn. Với thời gian 17 năm thì khoản đầu tư của bạn trị có giá trị hơn 292 triệu đồng. Còn nếu bắt đầu đầu tư từ năm 50 tuổi thì khoản đầu tư của bạn khi về hưu chỉ gần 180 triệu đồng.


Chính vì vậy, bạn hãy tận dụng một phần trong quỹ tiết kiệm để đầu tư sớm nhất có thế và sử dụng tiền lãi để tiếp tục đầu tư một cách liên tục, mang về lợi nhuận cao. Chỉ có như vậy thì bạn mới có thể rút ngắn được thời gian để được nghỉ hưu sớm và có được một số tiền kha khá cho cuộc sống ổn định an nhàn trong tương lai.


4. Cách tạo thu nhập khi đã về hưu


Nghỉ hưu sớm là mục tiêu của rất nhiều người hiện nay. Khi đã về hưu nguồn thu nhập chính sẽ không còn. Tài chính của bạn phụ thuộc chủ yếu vào khoản tiết kiệm, tiền hưu trí hay lãi suất tiền gửi từ ngân hàng.

Chính vì thế, để cuộc sống hưu trí thực sự an nhàn, ổn định không chịu áp lực về tiền bạc. Bạn cần tạo ra nguồn thu nhập bằng việc đầu tư vào các kênh tài chính như: Gửi tiết kiệm ngân hàng, đầu tư vàng, chứng khoán, đầu tư bất động sản, đầu tư vào quỹ mở.


Tuy nhiên, từ kế hoạch đến thực tế là một con đường đầy khó khăn và chông gai, vì lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro. Khi lựa chọn phương án nào thì bạn cũng cần nên cân nhắc kỹ. Nên đầu tư vào các kênh thông dụng, an toàn để hạn chế được rủi ro tiềm ẩn.


Đầu tư cổ phiếu


Vấn đề quan trọng nhất để nghỉ hưu sớm là đầu tư sinh lời an tâm về mặt tài chính. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại hình đầu tư từ truyền thống đến hiện đại như đã nói ở phần trên. Mỗi loại hình đầu tư có khả năng sinh lời và rủi ro khác nhau. Cổ phiếu là kênh đầu tư không kém phần hấp dẫn. Đầu tư vào cổ phiếu bạn không cần phải bỏ ra khá nhiều vốn như bất động sản.


Trong hai thập kỷ gần đây, theo thống kê của các chuyên gia Dragon Capital Việt Nam, cổ phiếu có hiệu suất sinh lời bình quân khoảng 16%/năm. Đây là hiệu suất được tính từ khi thị trường chứng khoán Việt nam đi vào hoạt động năm 2000. Trong 5 năm gần đây, hiệu suất sinh lời của loại hình này lên đến 19,2 %.


Tuy nhiên, thị trường chứng khoán có nhiều rủi ro thua lỗ và biến động (theo từng ngày, từng giờ, từng phút) mà nhà đầu tư phải đối mặt. Bạn phải nghiên cứu kỹ thị trường cổ phiếu, trang bị những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, bạn nên liên hệ với một số chuyên gia hay cố vấn tài chính chuyên nghiệp để được hướng dẫn, tư vấn cụ thể…


Lợi nhuận của cổ phiếu đến từ sự tăng giá của mã cổ phiếu và cổ tức mà người đầu tư được chia. Các nhà đầu tư nên chọn mua các cổ phiếu của các doanh nghiệp có nền tảng vững chắc và tiềm năng phát triển lâu dài. Để đầu tư dài hạn, bạn nên lựa chọn những mã cổ phiếu tăng trưởng tốt, mang lại lợi nhuận ổn định, bền vững.


Gửi tiết kiệm


Một trong số cách tạo thu nhập khi về hưu đó là gửi tiết kiệm. Theo các chuyên gia tài chính gửi tiết kiệm là hình thức được áp dụng khá phổ biến. Tuy lãi suất gửi tương đối thấp, nhưng đổi lại là ít có rủi ro, đảm bảo được độ an toàn cao.

Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, bạn có thể kiểm soát được tiền của mình mọi lúc mọi nơi và thực hiện giao dịch bất cứ khi nào bạn muốn (trực tiếp ra ngân hàng hay giao dịch trên điện thoại). Chính vì vậy gửi tiết kiệm là sự lựa chọn của đa số những người đang nghỉ hưu hiện nay.


Đối với mỗi kênh đầu tư thì đều có ưu và nhược điểm riêng. Bên cạnh những ưu điểm, gửi tiết kiệm cũng có những hạn chế như tình trạng lạm phát khiến giá trị của đồng tiền đi xuống.

Đầu tư quỹ mở


Giải pháp đầu tư với các quỹ mở là sự lựa chọn tối ưu nhất cho những người có ít vốn, không có thời gian và kiến thức tài chính chuyên sâu. Các nhà đầu tư có thể phân tích và theo dõi thị trường thường xuyên vào nhiều cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản khác cùng một lúc.


Quỹ mở là hình thức mà các nhà đầu tư góp vốn một cách gián tiếp. Họ gửi tiền vào quỹ mở để đầu tư. Quỹ mở được chia thành 2 loại: quỹ đại chúng và quỹ thành viên. Quỹ mở có các cố vấn giàu kinh nghiệm sẽ đầu tư tiền của quỹ vào chứng khoán hay các dạng tài sản đầu tư khác.


Đầu tư vào quỹ mở an toàn, ít rủi ro cho người tham gia. Mức lợi nhuận thu được từ quỹ mở cao hơn so với lãi suất của ngân hàng. Giá trị tài sản của quỹ tăng lên khi quỹ mở đầu tư thành công. Đồng thời giá trị tài sản của bạn cũng tăng theo và đem lại nguồn lợi nhuận tương đối hấp dẫn.

Đầu tư bất động sản


Khi bạn về hưu, không có thu nhập. Đầu tư bất động sản là một loại hình phổ biến, thu hút các nhà đầu tư hiện nay. Loại hình đầu tư này chưa bao giờ hết giảm nhiệt. Vì nó sinh lời rất nhanh, bạn đầu tư vào bất động sản thì chỉ có lời chứ không thể lỗ vốn. Đầu tư bất động sản là việc mua, sở hữu, quản lý, cho thuê hoặc bán bất động sản để tìm kiếm lợi nhuận.


Tiết kiệm được bao nhiêu thì có thể nghỉ hưu?
Nguồn: Internet

Yêu cầu đối với dạng đầu tư này là bạn phải có số vốn lớn thì mới có thể sở hữu được các bất động sản kể trên. Hoặc nếu bạn có vốn ít thì có thể hợp tác với người khác (nên chọn bạn bè quen biết, người thân quen uy tín) để góp vốn đầu tư. Bạn phải hiểu về thị trường, nhận định đánh giá cơ hội sinh lời từ các bất động sản. Từ đó quyết định thời điểm bán ra mua vào sao cho hợp lý nhất.


Đầu tư vàng


Vàng là kim loại có giá trị cao. Được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới chủ yếu được dùng để làm trang sức hay chuyển đổi tiền tệ. Đầu tư vàng giúp giữ giá và sinh lời cao. Giá vàng luôn luôn biến động không ngừng theo thị trường. Nhưng đa số là giữ mức giá ổn định và thông thường cao hơn theo thời gian. Vàng tăng giá, mang lại cơ hội đầu tư hấp dẫn, sinh lời cao.


Trước khi muốn đầu tư vàng thì bạn cần tìm hiểu về thị trường vàng, đánh giá biến động. Sau đó mới quyết định giao dịch (bán ra hay mua vào) tại thời điểm thích hợp để mang lại hiệu quả cao nhất đạt được lợi nhuận hấp dẫn.


Trên đây là toàn bộ các thông tin cần biết về vấn đề tiết kiệm được bao nhiêu thì có thể nghỉ hưu. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn được những nội dung bổ ích. giúp bạn lập kế hoạch chi tiêu tài chính và có phương án tiết kiệm hợp lý trước khi nghỉ hưu. Đừng quên theo dõi Work Smart để nhận thêm những thông tin hữu ích về làm việc và học tập bạn nhé!


Sưu tầm & Tổng hợp

6 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

コメント


bottom of page