top of page

Sự khác biệt giữa boss và leader

Ảnh của tác giả: Thủy TrầnThủy Trần

Boss và leader là 2 vị trí có sự khác biệt rõ rệt. Hãy cùng WorkSmart tìm hiểu kĩ hơn về 2 vị trí này trong bài viết dưới đây bạn nhé!


1. Định nghĩa về boss


Boss là một từ có xu hướng tạo ra phản ứng tiêu cực. Khi chúng ta miêu tả một ai đó là ‘boss’, chúng ta thường ngụ ý rằng người đó đang hành xử cực kỳ không mấy tích cực. Mặc dù chúng ta có thể coi ‘Boss’ là một từ mang nghĩa tiêu cực, nhưng định nghĩa thực sự của từ đó là gì? Từ điển Oxford định nghĩa boss là “người chịu trách nhiệm về nhiều nhân công hay một tổ chức nào đó”.


Do đó, boss là một chức danh cụ thể và người đó sẽ giữ vị trí cao hơn những người mà họ quản lý/đảm nhiệm trong tổ chức. Theo cách đó, boss đề cập đến một vị trí quyền lực cụ thể và dù bạn có thích hay không, với vai trò này, boss sẽ có quyền lực cao hơn cấp dưới của mình.

Từ này cũng được định nghĩa như một động từ: ‘to boss’, và nó có thể giúp chúng ta xác định rõ ràng hơn sự khác biệt giữa boss và leader. Theo từ điển Oxford, động từ “to boss” được định nghĩa là hành động để “chỉ huy/điều khiển ai đó một cách độc đoán”. Một boss, thông qua vị trí quyền lực của mình, nói với cấp dưới những gì cần làm và mong muốn các cấp dưới làm theo. Boss ra lệnh và giám sát mọi người, đảm bảo rằng những người đó sẽ làm công việc theo yêu cầu.

Từ này được định nghĩa bởi sự rõ ràng và quyền lực. Boss là một vị trí đòi hỏi khả năng phải đưa ra hướng dẫn và quy trình, đảm bảo mọi người làm những điều mà boss ra lệnh cho họ. Các boss không yêu cầu hay thích thú với những hành động chắc chắn, họ kỳ vọng và họ nói những gì cần phải làm. Nếu nghĩ đơn giản, thì vai trò của boss cơ bản là giám sát. Boss được yêu cầu phải nói với cấp dưới những gì cần thiết và phải đảm bảo rằng các nhu cầu được đáp ứng đầy đủ.


Sự khác biệt giữa boss và leader
Nguồn: Internet

2. Leader là ai? Vai trò như thế nào?


Mặt khác, leader lại là một từ nhận được phản ứng tích cực từ người khác. Chúng ta thường nói những điều như “anh ấy được sinh ra để làm leader” hoặc “cô ấy là một leader vĩ đại và thành công”. Sự kết hợp với từ này có tính tích cực hơn và từ này thường được dùng để chúng ta nói về những người mà ta tôn kính hoặc ngưỡng mộ.


Từ điển Oxford định nghĩa danh từ leader là “một người lãnh đạo hoặc điều khiển một nhóm, tổ chức, hoặc một quốc gia”. So với boss thì không thấy rõ sự khác biệt. Rốt cuộc, leader cũng có vai trò chỉ huy và có khả năng truyền đạt với người khác công việc họ phải làm. Nhưng khi bạn định nghĩa động từ “lead”, bạn có thể thấy sự khác biệt tinh tế. Động từ “lead” được định nghĩa là một hành động để “hướng dẫn/chỉ hướng cho ai đó con đường đến đích bằng cách tiên phong hoặc đi bên cạnh họ”. Không giống như boss, một leader còn là người tư vấn cho cấp dưới và họ không phải là những người chỉ biết quát mắng, thực tế, họ thực hiện luôn những hành động mà họ đang chờ đợi người khác làm.


Một leader không chỉ là người chỉ thị và sử dụng quyền lực ở vị trí của mình. Người đó sẽ hướng dẫn và hỗ trợ nhân viên đạt được mục tiêu cuối cùng được yêu cầu. Leader sẽ truyền tải, chỉ đạo và trở thành một phần trong hành trình đến đích. Dù mục tiêu cuối cùng vẫn là hoàn thành công việc, nhưng leader không chỉ quan tâm đến kết quả, mà còn quan tâm đến quá trình thực hiện.


Vì vậy, so với bản chất của công việc của boss, một leader không phải là người chỉ ở đó để nói những gì cần phải được thực hiện. Một leader phải hiểu được những nhiệm vụ trước mắt và hướng dẫn nhân viên trong suốt nhiệm vụ. Theo cách đó, vai trò của một leader mang tính thúc đẩy hơn là giám sát đơn thuần. Bằng sự sự hướng dẫn và hỗ trợ, leader trở thành nền tảng vững chắc giúp cho cấp dưới không ngừng tiến bộ.


Sự khác biệt giữa boss và leader
Nguồn: Internet

3. Sự khác biệt giữa boss và leader


Bằng cách nghiên cứu định nghĩa trên, bạn đã có thể nhận ra phần nào sự phức tạp khi so sánh hai khái niệm. Thoáng qua, hai từ có vẻ khá giống nhau và có thể hoán đổi vị trí cho nhau, nhưng khi phân tích sâu hơn thì lại làm nổi bật sự khác biệt trong ý nghĩa cho cả hai vai trò.


Vậy, các khía cạnh chủ yếu để phân biệt boss với leader là gì? Sự khác biệt chính giữa hai định nghĩa có thể được phân chia theo 6 khía cạnh, bao gồm: trọng tâm, động lực, cách tiếp cận công việc và mục tiêu, nguồn gốc của quyền lực, phong cách giao tiếp và phân công và trách nhiệm giải trình của họ.


Sự khác biệt

Boss


​Trọng tâm

Lợi nhuận - Boss có vai trò đảm bảo kết quả tài chính tốt nhất để đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp. Định hướng của boss là về việc đạt được các mục tiêu, thường vì một boss có thể phải chịu trách nhiệm với người khác, cũng giống như các cấp dưới của mình. Boss quan tâm về kết quả, chứ không phải là quá trình.

Thay đổi con người và tổ chức. Lý tưởng cho một leader là để đạt được sự thay đổi, một sự chuyển đổi của tổ chức từ A thành B. Đối với leader, mục tiêu là luôn luôn đạt được tầm nhìn mà họ đã đặt cho công ty. Leader quan tâm đến việc giúp đỡ cấp dưới: nhân viên và mọi người cùng phát triển. Leader quan tâm nhiều hơn đến quá trình và những người đứng sau nó.

Động lực

Tập trung vào các tiêu chuẩn. Boss cố gắng kiểm soát và động viên nhân viên về phần thưởng và phạt.

Được điều khiển bởi những giá trị mà họ yêu mến. Leader nhấn mạnh cảm hứng như một công cụ tạo động lực làm việc.

Cách tiếp cận để làm việc và thiết lập mục tiêu

Thông báo cho cấp dưới về nhiệm vụ đang diễn ra, chỉ đạo họ về nhiệm vụ phải được thực hiện và giám sát cấp dưới để đảm bảo đạt được các mục tiêu cuối cùng

Tiếp cận công việc thông qua sự đổi mới và hợp tác

Nguồn gốc của thẩm quyền

Thể hiện uy quyền của mình từ vị trí này. Về bản chất, boss là một người có thẩm quyền vì chức danh đó. Bất cứ ai có chức vụ cao hơn hệ thống phân cấp nơi làm việc đều có thể gọi là boss.

Nhận được thẩm quyền của mình từ nội bộ. Quyền lực của leader thường đòi hỏi sự củng cố và bằng chứng thực sự.

Cách truyền đạt và uỷ thác

Phong cách giao tiếp thường là chỉ huy và nói chuyện tự nhiên. Boss sẽ nói với cấp dưới và vì cách tiếp cận làm việc tập trung vào những phẩm chất hành chính, giao tiếp thường chỉ từ một phía. Boss sử dụng giao tiếp như là một cách để ủy thác nhiệm vụ và trách nhiệm của cấp dưới

Phong cách lãnh đạo của leader có sự tham gia nhiều hơn, bất kể quyền lực trong việc ra quyết định của họ có bao nhiêu. Một leader sẽ quan tâm đến ý kiến của cấp dưới và nói chung, tập trung vào việc đảm bảo giao tiếp được dựa trên thảo luận. Hợp tác và phản hồi thông thường là khung xây dựng phong cách giao tiếp của leader. Một leader tốt nên tập trung vào trí thông minh cảm xúc và khả năng không chỉ để nói chuyện, mà còn để lắng nghe cấp dưới.

Mức độ trách nhiệm giải trình

Boss giao trách nhiệm và do đó đặt trách nhiệm giải trình lên vai người thực hiện các nhiệm vụ cụ thể

Trách nhiệm giải trình hoàn toàn trên vai của người đứng đầu. Leader chia sẻ trách nhiệm và ra quyết định với cấp dưới, họ cũng sẽ chịu trách nhiệm cho bất kỳ thất bại nào.


Sự khác biệt giữa boss và leader
Nguồn: Internet

Trong khi boss và leader có những chức vụ tương tự nhau và là những người có quyền lực, khi bạn bắt đầu phân tích các định nghĩa và vai trò sâu hơn, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt. Là một boss, về cơ bản là đạt được một vị trí cụ thể trong một tổ chức và mục tiêu của họ là đạt được mục tiêu hiệu quả. Là một leader không có nhiều ý nghĩa trong việc giữ một vị trí nhất định, nó là về tạo ra tầm nhìn và đạt được sự tôn trọng và tin tưởng từ cấp dưới.


Điều quan trọng cần lưu ý là boss và leader khác biệt về phương pháp mà họ thực hiện để đạt được thành công. Boss không quan tâm đến việc thay đổi hiện trạng, điều đó có nghĩa là nhấn mạnh vào thủ tục sau và tạo ra cách quản lý hành chính. Mặt khác, leader thường xuyên quan sát mọi thứ sẽ được cải thiện ra sao và thay đổi như thế nào.


Do đó, vai trò của leader là trao quyền cho cấp dưới và giúp họ phát triển tốt hơn. Đối với boss, điều này không quan trọng, vì các phương pháp và quy trình hiện tại là đủ để nhận được kết quả. Một leader sẽ cần nhiều tham vọng hơn và các công cụ để đảm bảo cấp dưới được lấy cảm hứng và động lực để suy nghĩ lớn hơn. Do vậy sự khác biệt phần lớn là tâm lý; tầm nhìn thông qua cách họ nhìn nhận thế giới.


Về cơ bản, ai đó ngồi ở vị trí của boss có thể trở thành một một leader nếu tập trung vào các yếu tố trên. Bạn có thể chọn trở thành boss hoặc leader tuỳ thuộc vào định hướng của bản thân bạn. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa boss và leader. Đừng quên theo dõi WorkSmart để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!


Sưu tầm & Tổng hợp

7 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page