Quản trị doanh nghiệp dần trở thành một yếu tố quan trọng vì đây là quá trình bao gồm những cơ chế và quy định mà thông qua đó công ty được điều hành và kiểm soát một cách tối ưu hoá. Quản trị doanh nghiệp có mục đích hướng tới việc vận hành doanh nghiệp hợp lý, tận dụng tối đa nguồn lực và phát huy hết công sức để đạt được những mục tiêu định hướng đề ra. Thông thường sẽ có nhiều bộ phận tham gia vào việc quản trị doanh nghiệp như các cổ đông, hội đồng quản trị, ban điều hành, ban kiểm soát cũng như những bộ phận liên quan khác của công ty. Những bộ phận này sẽ góp mặt trong quá trình quản trị doanh nghiệp tuy nhiên việc quản trị sẽ được dựa trên 5 nguyên tắc sau, để có thể đưa ra một chiến lược giải pháp quản trị doanh nghiệp tốt, nhưng vẫn đảm bảo được các khía cạnh về đạo đức, con người và lợi ích xã hội.
1. GIỮ GÌN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH DỰA TRÊN KHÍA CẠNH KHÁCH HÀNG VÀ TUÂN THỦ LUẬT PHÁP NGHIÊM CHỈNH
Với cơ chế thị trường ngày nay, kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh tùy thuộc gần như hoàn toàn vào khách hàng, mọi chủ doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một cách vận hành tốt để giúp cho khách hàng tin tưởng nhằm tồn tại và phát triển. Việc thực hiện giữ gìn đạo đức kinh doanh để bảo vệ khách hàng là một điều bắt buộc. Bệnh cạnh đó việc luôn luôn đổi mới sản phẩm, chiến lược kinh doanh, quảng bá để thích nghi được với thị trường luôn biến động và sở thích mới của khách hàng là điều mà các quá trình quản trị doanh nghiệp cần đề cập tới.
Bên cạnh đó khía cạnh luật pháp cũng đóng vai trò quan trọng vì ở đây được hiểu là những ràng buộc của Nhà nước và các cơ quan quản lý vĩ mô đối với doanh nghiệp. Sự ràng buộc đó yêu cầu các doanh nghiệp phải hoạt động và kinh doanh theo định hướng của sự phát triển xã hội. Các nhà quản trị cần phải hiểu biết và dẫn dắt doanh nghiệp của mình hoạt động theo đúng luật pháp nếu không sẽ bị xử lý bằng các biện pháp hành chính và kinh tế.
2. CÓ CHUYÊN MÔN HOÁ
Là nguyên tắc đòi hỏi việc quản lý các doanh nghiệp phải được chỉ đạo bởi những người có chuyên môn, được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và tay nghề theo đúng vị trí trong guồng máy sản xuất và quản lý của doanh nghiệp. Đồng thời quá trình quản trị doanh nghiệp cần đưa ra được giá trị về chuyên môn đổi mới nhằm giúp cho doanh nghiệp luôn thay đổi. Đây là cơ sở thiết yếu của việc nâng cao hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp và giúp cho doanh nghiệp phát triển lâu dài bền vững.
3. KẾT HỢP HÀI HOÀ GIỮA CÁC NHÓM LỢI ÍCH
Đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải xử lý thỏa đáng các mối quan hệ với các lợi ích có liên quan đến sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp, bao gồm:
Lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp: đảm bảo đủ động lực cho họ sống và làm việc, nhờ đó gắn bó chặt chẽ họ với doanh nghiệp.
Lợi ích của khách hàng: phải được ưu tiên đảm bảo vì khách hàng chính là thứ mà doanh nghiệp hướng tới và mong muốn có được.
Lợi ích của nhà nước và xã hội: nghĩa vụ về thuế và các ràng buộc pháp luật khác mà doanh nghiệp phải tuân thủ và các trách nhiệm cộng đồng như môi sinh, môi trường, nghĩa vụ cộng đồng (CRS) mà doanh nghiệp được khuyến khích thực hiện.
Lợi ích của các bên cung ứng hàng hóa dịch vụ: lợi ích của họ cần được giải quyết một cách thỏa đáng nếu không họ sẽ cắt quan hệ với doanh nghiệp để quan hệ với các doanh nghiệp khác.
4. LUÔN DỰ PHÒNG TỚI CÁC MỐI ĐE DỌA VÀ THÁCH THỨC VỚI TÂM THẾ “VƯỢT QUA”
Tất cả các doanh nghiệp đều tồn tại các mối đe dọa và thách thức của riêng mình. Nhà quản trị phải nắm được tất cả các mối đe dọa mà doanh nghiệp có thể mắc phải cũng như những thách thức phải đối mặt để chỉ đạo hoạt động kinh doanh thành công. Quan trọng nhất, nhà quản trị phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về quy trình xử lý rủi ro hiệu quả.
Đồng thời việc đổi mới với các chiến lược sẽ khiến cho các nhà quản lý đbăn khoăn về kết quả mà chiến lược đó mang lại. Tuy nhiên với nguyên tắc này sẽ giúp cho các doanh nghiệp vững vàng khi thực hiện vì một sự thật là không có chiến lược nào là hoàn hảo. Thế nên, các doanh nghiệp cần phải chấp nhận rủi ro để đem đến sự thành công cho doanh nghiệp.
5. TẬN DỤNG THỜI CƠ VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH KỊP THỜI
Mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có những mặt hạn chế và có các điểm yếu nhất định. Do vậy, đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải biết tận dụng thời cơ và môi trường kinh doanh để giành lấy hiệu quả. Khai thác thông tin có lợi từ mọi nguồn dữ liệu, đặc biệt là các thông tin về công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại và sự biến động trong chính sách quản lý là điều đặc biệt quan trọng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các bước xử lý kịp thời và thỏa đáng khi doanh nghiệp phải gánh chịu bất kỳ rủi ro nào.
Thế nên việc xây dựng một quá trình quản trị doanh nghiệp dựa trên yếu tố này là thực sự cần thiết trong bối cảnh thế giới đang được số hoá và thay đổi từng giây.
Với 5 nguyên tắc trên sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp dễ dàng đưa ra được các chiến lược cho riêng mình. Tuy nhiên với việc thế giới đang bước vào thời buổi công nghệ số hoá thì việc có cho riêng mình nền tảng quản trị doanh nghiệp vận hành lẫn quá trình kinh doanh là một điều cần thiết. Vì các phần mềm này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt, quản trị và đưa ra những giải pháp hữu hiệu. Kissflow là một phần mềm BPM hữu dụng cho các doanh nghiệp quản lý quy trình kinh doanh một cách tự động hóa quy trình. Giúp doanh nghiệp vạch ra các quy trình và hoạt động kinh doanh hàng ngày của mình dễ dàng. Nền tảng BPM Kissflow là một hệ thống tiên tiến trong việc tự động hóa quy trình công việc trong một doanh nghiệp kết hợp hệ thống ERP và CRM tân tiến phù hợp với mọi mô hình doanh nghiệp.
Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về quản trị doanh nghiệp với 5 nguyên tắc trên. Mong rằng với 5 nguyên tắc này sẽ giúp bạn xây dựng hoá thành công quy trình quản trị doanh nghiệp.
Comments