top of page
Ảnh của tác giảThủy Trần

Quy tắc nối âm trong tiếng anh

Cách phát âm tiếng Anh có khá nhiều quy tắc và không hề giống với tiếng việt. Để rèn luyện các phát âm tiếng Anh chuẩn bạn cần nắm được các quy tắc nối âm để phát âm được như người bản xư. Hãy cùng Work Smart tìm hiểu quy tắc nối âm trong tiếng anh nhé!


1. Hiện tượng nối âm trong tiếng Anh là gì?


Hiện tượng nối âm (tiếng Anh là Liaison) là một trong 3 điều cơ bản hình thành cách phát âm tiếng Anh đúng chuẩn. Trong tiếng Anh có âm gió, âm đuôi nên không thể sử dụng cách nói rành mạch từng từ như tiếng Việt. Chính vì vậy người nói tiếng Anh cần sử dụng quy tắc nối âm để lời nói tự nhiên hơn.


Nối âm trong tiếng Anh tức là mỗi âm tiết phát ra luôn được nối với nhau theo quy tắc và nhịp điệu nhất định. Tùy thuộc vào âm đầu và âm cuối của các từ mà cách nối âm sẽ khác nhau. Do có nối âm nên phát âm một câu sẽ khác với việc phát âm từng từ riêng rẽ.


2. Tầm quan trọng của quy tắc nối âm tiếng Anh


Những người học tiếng Anh đều biết phát âm tiếng Anh yêu cầu phải nhấn mạnh trọng âm và rõ phụ âm cuối. Nhưng nếu phát âm từng từ như vậy thì câu nói sẽ bị mất tự nhiên, thường xuyên ngắt quãng khiến tốc độ của người nói cũng chậm đi nhiều. Quy tắc nối âm được lập ra để giải quyết vấn đề này. Khi sử dụng quy tắc nối âm, lời nói sẽ trôi chảy và nhanh hơn mà vẫn phát âm rõ từ quan trọng.


Muốn giao tiếp như người bản xứ thì bạn cần đảm bảo thành thạo quy tắc nối âm. Do sau khi nối âm, cách phát âm của các từ có thể khác nhau. Bạn sẽ thấy người khác nói chuyện rất êm tai nhưng lại không thể phân biệt được các từ. Không nắm vững và sử dụng được quy tắc này, bạn vừa khó nghe hiểu người khác nói chuyện vừa không giao tiếp được bằng tiếng Anh một cách tự nhiên.


Quy tắc nối âm trong tiếng anh
Nguồn: Internet

3. Các quy tắc nối âm trong tiếng Anh


Để hiểu quy tắc nối âm, bạn cần có kiến thức về nguyên âm và phụ âm của tiếng Anh. Trong tiếng Anh, nguyên âm cơ bản là /u/, /e/, /o/, /a/, /i/. Chúng có thể đứng một mình hoặc đứng sau phụ âm. Phụ âm là những chữ cái còn lại và phải kết hợp với nguyên âm mới có thể phát ra thành tiếng.


Quy tắc nối phụ âm – nguyên âm


Khi từ phía trước kết thúc bằng một phụ âm và từ ngay liền sau đó bắt đầu bằng một nguyên tâm thì cần nối phụ âm – nguyên âm đó với nhau. Bạn chỉ cần phát âm rõ âm đuôi là khi đọc nhanh hai từ này đã được nối liền với nhau rồi. Ví dụ như từ “Hold on” phải phát âm thành /hoʊldɑːn/ mới đúng.

Một số lưu ý của quy tắc nối phụ âm – nguyên âm:

  • Khi từ phía trước kết thúc bằng một phụ âm gió thì cần chuyển sang phụ âm không có gió để nối âm. Chẳng hạn như từ “Cough up” phải phát âm là /kɔv vʌp/ (chuyển /f/ thành/v/).

  • Những từ có phụ âm /h/ đứng đầu thường không được phát âm. Do đó âm đầu của chúng được coi như một nguyên âm trong quy tắc nối âm.

Quy tắc nối nguyên âm – nguyên âm


Nếu âm cuối của một từ là nguyên âm, âm bắt đầu của từ liền sau nó cũng là một nguyên âm thì cần nối âm của hai từ với nhau. Nếu từ đầu tiên kết thúc bằng một nguyên âm đơn hoặc nguyên âm đôi như /ɪ/, /iː/, /aɪ/, /eɪ/, /ɔɪ/ thì sẽ sử dụng âm /j/ để nối hai từ đó. Nếu âm kết thúc là âm tròn môi thì phải thêm một âm rất ngắn /w/ ở giữa.

Ví dụ: “I am” – /aɪjæm/, “Go out” – /ɡoʊwaʊt/.


Quy tắc nối phụ âm – phụ âm


Quy tắc này áp dụng khi một từ có âm kết thúc là phụ âm và từ đứng kế tiếp cũng bắt đầu bằng một phụ âm. Tức là bạn chỉ cần phát âm phụ âm đó một lần là đủ. Về nguyên tắc, có nhiều hơn hoặc bằng 2 phụ âm cùng nhóm đứng gần nhau thì đề chỉ cần kéo dài một lần phụ âm đó. Một điều cần lưu ý khi sử dụng nguyên tắc này là nếu nối âm phụ âm /t/, /d/ với âm /j/ thì cần phát âm là /tʃ/.


Ví dụ: “Big girl” – /bɪɡɝːl/; “Last year” – /lɑːstʃɪə/.


Quy tắc trong trường hợp đặc biệt


Khi sử dụng quy tắc nối âm bạn sẽ dễ dàng gặp một số trường hợp đồng hóa. Tức là âm nối bị biến mất, hay còn gọi là sự nuốt âm (Elision). Nuối âm là lược đi một hoặc nhiều âm của từ, cụm từ. Đó có thể là nguyên âm, phụ âm, thậm chí cả âm tiết. Hiện tượng này xảy ra một cách tự nhiên nhưng cũng có quy tắc nhất định. Người bản ngữ rất thích sử dụng quy tắc này vì giao tiếp nhanh hơn, không cần tốn quá nhiều hơi.


Những trường hợp bị nuốt âm thường thấy trong tiếng Anh:

  • Nguyên âm yếu, không có chủ âm (nguyên âm không nhấn). Do đó chúng thường được bỏ qua khi nói. Ví dụ như “memory”, lược bỏ đi âm /ə/ và chỉ phát âm là /ˈmemri/.

  • Ngay sau nguyên âm không có chủ âm là trọng âm. Thông thường đó là các nguyên âm /ə/ và /ɪ/. Ví dụ: “Diffrent” bị nuốt âm sẽ phát âm là /’dɪfrənt/.

  • Nguyên âm không có chủ âm chính là âm đầu của từ. Ví dụ: “about” bỏ nguyên âm /ə/ đi, phát âm là /baʊt /.

  • Âm /t/ và /d/ được lược bỏ nếu nằm giữa hai phụ âm. Tức là nếu hai từ có cấu trúc là “phụ âm – /t/, /d/ – phụ âm” thì sẽ chỉ phát âm “phụ âm – phụ âm” thôi. Ví dụ: “The next day” trở thành /ðə ˈneks ˈdeɪ/.

  • Khi phụ âm /ʧ/ và /ʤ/ theo sau một phụ âm thì phải bỏ âm /t/ và /d/ đi. Ví dụ: “Lunchtime” phát âm khi nuốt âm là /ˈlʌnʃtaɪm/.

  • Nếu âm /t/ theo sau một phụ âm ở thể phủ định thì cũng phải bỏ đi. Ví dụ: “I can’t speak” phải bỏ âm /t/ nên sẽ phát âm là /aɪ ˈkɑːn(t) ˈspiːk/.


4. Phương pháp thành thạo quy tắc nối âm tiếng Anh


Để luyện tập quy tắc nối âm một cách thành thạo, trước tiên bạn cần luyện nghe thật nhiều. Chỉ khi quen dần với phát âm của người bản xứ bạn mới dễ thẩm thấu và hình thành khả năng nói nối âm, nuốt âm một cách tự nhiên. Nghe nhiều thì phát âm đó sẽ trở thành thói quen, bạn cũng nhận thức được rõ về sự tồn tại của âm nối. Nếu họ nói nhanh và sử dụng quy tắc này, việc nhầm lẫn giữa các từ của bạn cũng được cải thiện. Thứ hai là thường xuyên luyện tập phát âm. Bắt chước y hệt cách nói của người bản xứ sẽ khiến bạn nhanh chóng học được cách phát âm này đấy.


Trên đây là những kiến thức về quy tắc nối âm trong tiếng Anh. Work Smart hy vọng bài viết sẽ đem đến các thông tin hữu ích để việc học tiếng Anh của bạn tiến bộ hơn. Chăm chỉ luyện tập hàng ngày để kỹ năng phát âm lưu loát, tự nhiên hơn bạn nhé.


Sưu tầm & Tổng hợp

6 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page