top of page

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả với quy tắc 50 20 30

Ảnh của tác giả: Thủy TrầnThủy Trần

Quy tắc 50 20 30 là quy tắc phân chia thu nhập thành 3 phần, 50% thu nhập dành cho nhu cầu thiết yếu, 20% thu nhập dùng tiết kiệm và đầu tư, 30% thu nhập còn lại dùng để phục vụ nhu cầu, mong muốn cá nhân.


Quy tắc 50 20 30 phù hợp với những người có tài chính ổn định và không có khoản nợ, hoặc khoản nợ ít được cấn trừ vào phần dùng để tiết kiệm và đầu tư.


Bạn đang kiếm tìm một phương pháp quản lý thu chi vừa đơn giản vừa hiệu quả? Có thể quy tắc 50 20 30 giúp được bạn đấy! Quy tắc này sẽ giúp bạn xác định ưu tiên và phân bổ nguồn lực tài chính một cách hợp lý nhất. Vậy quy tắc 50 20 30 là gì? Hãy cùng Work Smart tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Quy tắc 50 20 30


Quy tắc 50 20 30 là một quy tắc khá nổi tiếng về quản lý tài chính, giúp mọi người có thể đạt được mục tiêu về tài chính cá nhân thông qua một kế hoạch vô cùng trực quan.


Quy tắc này sẽ phân chia thu nhập của bạn thành ba khoản, đó là: chi cho nhu cầu thiết yếu, chi cho sở thích và cuối cùng là đầu tư và tiết kiệm.


Phân tích chi tiết như sau:


Phần 1: 50% thu nhập dành cho nhu cầu thiết yếu. Nhu cầu thiết yếu ở đây là những khoản bạn bắt buộc phải chi từng tháng bất kể là ở đâu hay làm gì, có thể kể đến như tiền nhà ở (nếu đi thuê trọ), tiền ăn uống chính, chi phí đi lại, hóa đơn điện nước, bảo hiểm y tế, các khoản lãi suất ngân hàng…


Nhìn con số 50% thì thấy có vẻ cao nhưng những danh mục chi phí kể trên ngốn khá nhiều tiền của bạn đấy! Hãy cố gắng chi tiêu khoản chi phí này không vượt qua số tiền đã dành ra.


Nếu như con số tổng lớn hơn phần bạn đã dành ra, thì hãy thử giảm các khoản có khả năng biến động ví dụ như điện nước, chi phí đi lại, ăn uống…


Nếu không thể giảm trừ các khoản biến động thì bắt buộc ta phải giảm chi phí ở các mục tiếp theo. Tuy nhiên, theo tư vấn của các chuyên gia tài chính bạn nên cắt giảm chi tiêu sở thích cá nhân thay vì cắt bớt mục tiêu tài chính.


Phần 2: 20% thu nhập dành cho đầu tư và tiết kiệm. Đây chính là khoản tiết kiệm và đầu tư sinh lời cho tương lai. Là khoản tích lũy dự phòng cho dài hạn. Bạn nên có ít nhất từ 3 - 6 tháng chi phí sinh hoạt phòng trừ các trường hợp mất việc hoặc biến cố bất ngờ xảy ra.

Phần 3: 30% thu nhập dành cho “mong muốn” hay nhu cầu cá nhân. Vì phần nhu cầu cá nhân khá nhiều đầu việc, ví dụ cho học tập thêm, du lịch, mua sắm, đọc sách hoặc các đam mê riêng khác… nên nó chiếm 30% thu nhập.


Khoản chi phí này giúp bạn giải tỏa căng thẳng và áp lực, đồng thời cũng nâng cao giá trị những tài sản bạn sở hữu, chẳng hạn như bạn muốn mua xe mới, điện thoại… thì hãy thống kê và dành phần thu nhập này ra để hiện thực hóa.

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả với quy tắc 50 20 30
Nguồn: Internet

2. Cách vận dụng quy tắc tài chính 50 20 30 hiệu quả


Để thực hiện quy tắc 50 20 30 một cách hợp lý bạn nên:


Thứ nhất, liệt kê hết những thói quen chi tiêu, hay viết hết tất cả những số tiền bạn dành cho chi tiêu hàng tháng, để rút ra xem bạn đang dành nhiều tiền vào phần nào nhất, có cần thiết phải cắt giảm hay không.

Ví dụ, bạn đang chi quá nhiều cho mua sắm, hay ăn uống phụ, đi chơi với bạn bè ở bên ngoài làm ảnh hưởng rất nhiều tới việc tiết kiệm đầu tư, thậm chí cả những chi phí thiết yếu thì bạn nên chấn chỉnh ngay lại.


Thứ hai, lên kế hoạch tương lai dài hạn. Ai cũng có mơ ước muốn được thực hiện như mua nhà riêng, nghỉ hưu sớm… để hiện thực nó bạn cần phải vạch ra kế hoạch quản lý chi tiêu sao cho hợp lý, rồi chi tiết hóa dần hành động. Các dự định này sẽ thúc đẩy bạn tìm kiếm giải pháp sinh lời và tối ưu hóa số tiền đó.


Thứ ba, tính tổng thu nhập và phân chia chi tiêu. Tùy thuộc vào từng ngành, từng loại công việc mà mức lương khác nhau. Một số thì cố định, một số dao động. Cố định thì dễ tính, nhưng nếu dao động thì bạn hãy thu thập số lương trong sáu tháng rồi tính trung bình ra.


Sau khi tính được tổng thu nhập ta sẽ tiến hành phân chia theo quy tắc 50 20 30. Lúc này cũng cần nhìn vào tình hình thực tế ra sao để điều chỉnh. Chẳng hạn, tiền vay ngân hàng phải trả lãi hàng tháng và tiền thuê nhà là chi phí bất di bất dịch thì ta sẽ thắt chặt các chi phí ăn uống chính và đi lại.


Bên cạnh đó, phần tiền tiết kiệm đầu tư phải tuân thủ theo nguyên tắc an toàn, không được mềm lòng vì một điều gì đó không cần thiết mà rút ra để sử dụng. Bạn có thể tiết kiệm hoặc đầu tư qua các app tài chính, quản lý tiết kiệm online vừa đảm bảo bạn giữ được tiền lại sinh lời tốt.


Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả với quy tắc 50 20 30
Nguồn: Internet

3. Ưu và nhược điểm của quy tắc 50 20 30


Ưu điểm của quy tắc 50 20 30


  • Đây là phương pháp quản lý tài chính dễ hiểu, dễ nhớ và không khó để vận dụng vào cuộc sống;

  • Các đối tượng khác nhau với thu nhập khác nhau đều có thể áp dụng;

  • Quản lý dòng tiền khá hiệu quả và có tính chính xác cao;

  • Khá linh động trong việc chi tiêu và quản lý vì các quỹ ngân sách ít.


Nhược điểm của quy tắc 50 20 30


  • Khoản chi tiêu thiết yếu và nhu cầu cá nhân dễ gặp trở ngại. Nếu số tiền chi tiêu cho nhu cầu cá nhân vượt quá định mức sẽ khiến quản lý dòng tiền bị mất cân bằng.

  • Người áp dụng cần phải có tính tự giác cùng kỷ luật cao.

4. Ai là người phù hợp với quy tắc 50 20 30


Như đã phân tích ở trên thì quy tắc 50 20 30 khá là dễ sử dụng đối với mỗi cá nhân. Tuy nhiên nó chỉ phù hợp với những người không có các khoản nợ tài chính.


Với các bạn trẻ đang lập nghiệp, khởi nghiệp hoặc người có tài chính eo hẹp và rất nhiều khoản phải chi nếu áp dụng quy tắc 50 20 30 thì có vẻ quá sức, các khoản nợ đến hạn sẽ chồng chất, không kịp xoay sở. Vì vậy nhất thiết phải trả hết nợ hoặc khoản chi phí 20% tích lũy sẽ tính vào trả nợ thì mới có thể áp dụng quy tắc này.


Không có một quy tắc tài chính nào có thể phù hợp và tối ưu với tất cả mọi người. Nhưng quy tắc 50 20 30 có thể là bước đầu giúp bạn xây dựng một ngân sách hiệu quả nhất với bản thân.


Đừng quên theo dõi WorkSmart để nhận được nhiều thông tin bổ ích bạn nhé!


Sưu tầm & Tổng hợp


6 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page