top of page

Mẹo Cải Thiện Những Kỹ Năng Xã Hội Giúp Bạn Làm Chủ Trong Mọi Tình Huống

Ảnh của tác giả: Thủy TrầnThủy Trần

Con người ta có xu hướng muốn được tôn trọng và thấu hiểu trong một cuộc hội thoại, dù cho nội dung có là gì đi chăng nữa. Sở hữu kĩ năng xã hội yếu kém có thể làm điều ấy tệ đi, đồng thời làm giảm chất lượng cuộc nói chuyện. Phát triển những kỹ năng này là tối quan trọng vì chúng cần thiết trong cả công việc và cuộc sống hàng ngày, khi mà phần lớn thời gian trong cuộc đời là sự tương tác giữa người với người. Bài viết này thảo luận về các kỹ thuật giúp cải thiện những khả năng xã hội ấy.


1. Kỹ năng xã hội là gì?


Kỹ năng xã hội bao gồm sự tương tác và trao đổi thông tin giữa hai hay nhiều người. Đấy có thể là giao tiếp bằng lời nói hoặc không. Có rất nhiều những kĩ năng mềm đòi hỏi phải có kỹ năng xã hội tốt như là:

  • Giải quyết mâu thuẫn

  • Thương lượng

  • Làm việc nhóm

  • Thấu hiểu, đồng cảm

  • Đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề


2. Tại sao cần phát triển kỹ năng xã hội?


  • Bạn tương tác với người khác hàng ngày

  • Nó thiết yếu cho quá trình mở rộng các mối quan hệ

  • Sự nghiệp của bạn phụ thuộc vào nó

  • Những nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm kỹ năng này


3. Làm thế nào để phát triển các kỹ năng xã hội?


Chúng tôi xin đưa ra một số kỹ thuật để phát triển kỹ năng giao tiếp của bạn dưới đây:

Rèn luyện sự thấu cảm

Thấu hiểu nghĩa là bạn có thể xác định và hiểu được cảm xúc của người khác, nói cách khác là biết đặt bản thân vào vị trí của người khác. Hiểu rõ cảm xúc của mọi người giúp bạn truyền đạt suy nghĩ và ý tưởng của mình và ngược lại, dễ dàng hiểu được những điều người khác muốn nói. Sau đây là một số phương pháp để phát triển tính đồng cảm:

  • Giả định bản thân ở trong vị trí của người khác. Dù cho bạn chưa từng trải qua tình huống tương tự, hãy cố gắng nhớ lại tình huống mà bạn trải qua những cảm xúc gần giống như vậy.

  • Học cách lắng nghe đồng nghiệp của mình mà không chen ngang.

  • Quan sát và dự đoán cảm xúc của họ.

  • Đừng bao giờ bỏ qua cảm xúc của người khác, ví dụ, nếu một người như đang suy sụp, đừng phớt lờ nó- hãy giúp đỡ họ.

  • Đừng vội phán xét, thay vào đó hãy cố gắng hiểu rõ. Ví dụ, ban đầu bạn cảm thấy khó chịu trước một đồng nghiệp lạnh lùng và khép kín. Thế nhưng khi nhận ra anh ấy mắc hội chứng sợ xã hội, bạn cảm thấy đồng cảm hơn.

  • Để thể hiện sự đồng cảm, hãy giữ cho ngôn ngữ cơ thể và giọng nói thật chân thành.


Mẹo Cải Thiện Những Kỹ Năng Xã Hội Giúp Bạn Làm Chủ Trong Mọi Tình Huống
Nguồn: Internet

Giữ một thái độ và môi trường làm việc thân thiện

Một người tích cực và thân thiện luôn nhận được sự quan tâm từ người khác, dù cho tình thế có khó khăn thế nào. Không phải cố tỏ ra cực kì hòa đồng nhưng bắt buộc phải giữ một mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp trong nơi làm việc. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giúp đỡ những người khác nếu có thời gian.


Công nhận những điểm mạnh của người khác

Một cách để xây dựng lòng tin ở nơi làm việc là sự công nhận dành cho đồng nghiệp của mình. Hãy thể hiện điều này bằng cách yêu cầu sự trợ giúp từ họ trong một số những công việc, dự án. Ngoài ra hãy thông báo cho họ biết nếu công việc đã hoàn thành xuất sắc và công sức của họ được đánh giá cao.


Thể hiện sự quan tâm đến đồng nghiệp

Bạn sẽ làm việc với cùng một người hàng ngày, vì thế khả năng cao là bạn sẽ phải tìm hiểu đời tư của họ. Hiểu biết về những điều quan trọng, sở thích của người khác cũng có thể giúp mối quan hệ của các bạn tốt đẹp hơn.


Tự nhận thức

Tự nhân thức là khả năng tự xác định cảm xúc, điểm mạnh, hạn chế, hành động của bạn và cách chúng ảnh hưởng như thế nào đến những người xung quanh. Phát triển kĩ năng này giúp bạn cư xử chín chắn và bất cẩn hơn. Một số cách để phát triển khả năng tự nhận thức :

  • Ghi nhận lại những tình huống đã khơi gợi cảm xúc khó chịu trong bạn như là thái độ, suy nghĩ của bản thân khi ấy. Như vậy, bạn sẽ hiểu hơn về cảm xúc và phản ứng của bản thân để tự điều chỉnh.

  • Nhận phản hồi từ nhân viên để biết được cách người khác nhìn nhận về mình và xác định được những phản ứng xấu của bản thân.

  • Quan sát phản ứng của mọi người xung quanh với thái độ của mình.


Xử lý với những đồng nghiệp khó tính

Bạn sẽ có thể bắt gặp một anh đồng nghiệp khó tính, những đừng để điều ấy ảnh hưởng đến công việc của mình. Vấn đề lại này sẽ từ từ phát triển và sau cùng làm ảnh hưởng đến cả tập thể!

Cố gắng tìm ra điểm mạnh của bạn ấy và khai thác nó trong những cuộc nói chuyện, như vậy sẽ dễ dàng hơn nhiều!


Quyết đoán

Quyết đoán là khi bạn thẳng thắn đưa ra những nhu cầu và quan điểm của bản thân một cách công bằng, chân thật và điềm tĩnh nhưng cũng đồng thời xem xét những mong muốn và ý kiến của người khác.

Người ta yêu thích và tôn trọng một người quyết đoán hơn là một kẻ thụ động hay cằn cọc. Nếu bạn sở hữu sự quyết đoán, bạn nhận dược sự tin yêu và những cuộc hội thoại sẽ trở nên suôn sẻ hơn nhiều!

Để trở nên quyết đoán, bạn cần:

  • Nói ra những cảm xúc của mình.

  • Lắng nghe và thông cảm với những điều người khác nói.

  • Tương tác bằng đôi mắt.

  • Tránh sử dụng những từ như "luôn luôn" hay "không bao giờ".

  • Sử dụng sự thật hơn là lời phán xét.


Mẹo Cải Thiện Những Kỹ Năng Xã Hội Giúp Bạn Làm Chủ Trong Mọi Tình Huống
Nguồn: Internet

Không được xao nhãng

Trước khi bắt đầu một cuộc nói chuyện, cất điện thoại đi vào một nơi kín đáo để đảm bảo bạn tập trung 100% vào vấn đề thảo luận. Hãy tỏ ra tôn trọng và tập trung lắng nghe những người trong cuộc.


Tránh xen ngang khi người khác đang nói

Cắt ngang dòng suy nghĩ của ai đó làm họ mất tập trung và được cho là thiếu tôn trọng. Nếu cần thiết, hãy hỏi một cách lịch sự và xin lỗi, ví dụ :" Xin lỗi, tôi có thể xen ngang/góp ý được không?"


Tránh tranh cãi với đồng nghiệp

Bởi vì nó cho thấy bạn đang không sẵn sàng lắng nghe hoặc không hề lắng nghe.


Để ý đến những cử chỉ mà ngôn ngữ hình thể

Ngôn ngữ cơ thể cũng có thể gửi đi những điều tiêu cực, ví dụ như khom vai, bỏ tay vào túi và nhìn xuống đất, nó thể hiện rằng bạn không tự tin vào những gì mình nói; khoanh tay thể hiện bạn là người bảo thủ, không lắng nghe ý kiến của mọi người; và chỉ tay trông như bạn đang cố buộc tội ai đó. Ngôn ngữ hình thể cần được khai thác theo một hướng tích cực. Một số mẹo :

  • Để ý cử chỉ của bản thân khi giao tiếp.

  • Giữ cho các cử chỉ của bạn thật phóng khoáng.

  • Nhìn vào mắt người đối diện khi nói.

  • Bỏ qua các rào cản vật lí, điều này giúp việc giao tiếp trở nên thoải mái hơn.

  • Quan sát những cử chỉ của người khác, nếu họ cảm thấy khó chịu, hãy điều chỉnh sao cho phù hợp hơn.


Suy nghĩ trước khi nói

Cân nhắc xem những lời nói sẽ ảnh hưởng thế nào đến những người khác. Bạn phải trung thực nhưng đồng thời cũng phải tỏ ra tôn trọng.


Chủ động lắng nghe

Đó là khi bạn hiểu rất rõ thông điệp đang được truyền tải dù lượng thông tin nhận được rất ít hoặc trung bình. Trong các cuộc trò chuyện, phần lớn mọi người không lắng nghe mà cố nghĩ ra câu trả lời.

Bằng việc thực sự lắng nghe, bạn có thể đưa ra câu trả lời chỉn chu hơn.


Để phát triển kỹ năng này, bạn cần:

Tập trung

  • Hoàn toàn tập trung vào người nói

  • Luôn nhìn thẳng và giao tiếp bằng mắt

  • Đừng nghĩ về câu trả lời khi người khác đang nói

  • Cố gắng hiểu những ngôn ngữ hình thể của họ

  • Tránh bị phân tâm bởi những thứ xung quanh


Cho người nói thấy rằng bạn đang lắng nghe một cách chăm chú


  • Sử dụng ngôn ngữ hình thể để thể hiện rằng bạn đang rất tập trung, chẳng hạn như gật đầu, mỉm cười,... nhớ rằng luônduy trì một tư thế cởi mở

  • Dùng những lời nhắc như kiểu "ừhh","ờ",..


Hõi rõ những gì bạn chưa hiểu


Bạn cần chắc chắn rằng bạn nắm được những điều người kia nói mà không để ý kiến cá nhân hay lời phán xét chen ngang:

  • Phản ứng với những gì bạn nghe bằng cách tóm tắt ngắn gọn hoặc diễn giải, ví dụ như "Nó nghe giống như là..." Hãy chắc chắc rằng bạn thường xuyên thực hiện điều này vì nó giúp bạn hiểu sâu hơn và người nói cũng biết rằng bạn đang thực sự tập trung.

  • Đặt ra những câu hỏi để hiểu vấn đề hơn :"Bạn có ý gì khi nói rằng..." Lưu ý, đảm bảo rằng những câu hỏi này không mang tính phán xét.

  • Chấp nhận chỉnh sửa nếu cần thiết

  • Yêu cầu các ví dụ cụ thể

  • Thẳng thắn thừa nhận nếu bạn không hiểu

  • Yêu cầu người nói lặp lại những chi tiết mà bạn không hiểu


Không xen ngang, chuyển hướng cuộc nói chuyện


Việc ngắt lời không giúp ích vì nó làm phiền người nói và làm mất thời gian. Nhớ rằng trước khi muốn nói điều gì, hãy chắc chắn rằng người nói đã hoàn thành xong ý kiến của họ.


Đưa ra câu trả lời hợp lí

  • Hãy thẳng thán phát biểu nhưng tránh làm người kia thấy khó chịu

  • Đưa ra ý kiến một cách lịch sự


Hãy cởi mở


Cởi mở giúp bạn hiểu rõ vấn đề bằng cách tiếp nhận và gửi đi những phản hồi tích cực. Điều này giúp ý kiến của tất cả mọi người được xem xét, ghi nhận và bản thân bạn cũng trở nên không quá bảo thủ.


Tránh kết thúc giùm câu nói của người khác


Có thể bạn nghĩ điều này sẽ thể hiện rằng bạn hiểu họ đang nói gì. Nhưng với người khác, họ nghĩ rằng bạn thiếu tôn trọng và kiên nhẫn.


Tôn trọng suy nghĩ và quan điểm của người khác


Dù cho bạn không đồng tình, bạn cần lịch sự để họ hoàn thành ý kiến rồi lịch sự phát biểu điều mình muốn. Như vậy, nếu cả hai không đồng tình thì chí ít, các quan điểm đều đã được cân nhắc.


Kỹ năng xã hội tưởng chừng như rất đơn giản nhưng nhứ bạn thấy, nó chứa đựng rất nhiều điều cần được lưu ý. Cách tốt nhất để luyện tập các kỹ năng xã hội là áp dụng nó vào thực tế càng nhiều càng tốt. Đừng quên theo dõi Work Smart để nhận được nhiều thông tin bổ ích bạn nhé!


Sưu tầm & Tổng hợp

10 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page