top of page

Marketing 4Ps là gì? Cách áp dụng vào chiến lược marketing hiệu quả

Ảnh của tác giả: anhthuthaianhthuthai

Marketing 4Ps hẳn là không còn xa lạ gì đối với dân trong ngành. Tuy nhiên, Newbie với tiếp cận có lẽ vẫn còn xa lạ. Thì ngay trong bài viết hôm nay, WorkSmart sẽ giúp bạn hiểu hơn về marketing 4Ps là gì và cách áp dụng vào chiến lược marketing hiệu quả!


Marketing 4Ps là gì?


marketing-4ps-la-gi
Marketing 4Ps là gì?


Marketing 4Ps hay còn gọi là Marketing mix (4Ps marketing mix) hay Marketing hỗn hợp là kết hợp giữa 4 yếu tố: sản phẩm, giá cả, địa điểm và khuyến mãi. Khái niệm này ra đời vào năm 1950, khi marketing được chú trọng và phát triển.


Hoặc đối với dân chuyên ngành 4Ps ở đây, có thể kể đến cụ thể: Product, Price, Place, Promotion. Để tìm hiểu sâu hơn về 4Ps, cùng WorkSmart theo dõi nội dung tiếp theo sau đây!


Chi tiết Marketing 4Ps là gì?


Mỗi chữ P trong marketing 4Ps đều đóng một vai trò thiết yếu và quan trọng trong chiến dịch marketing. Đầu tiên, cùng WorkSmart tìm hiểu:


Sản phẩm - Product


product-marketing-4ps-la-gi
Product - Marketing 4Ps là gì?

Yếu tố sản phẩm trong marketing 4Ps trả lời cho câu hỏi, doanh nghiệp sẽ cung cấp/ bán sản phẩm hoặc dịch vụ nào để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Một số điểm trong quá trình nghiên cứu P (product) mà một doanh nghiệp cần chú ý là:

  • Sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của từng khách hàng riêng biệt hoặc sản xuất hàng loạt sản phẩm giống nhau để cung cấp cho tất cả khách hàng.

  • Tính chất của sản phẩm: hàng hoá đặc biệt, hàng hoá mua sắm, hàng tiện lợi, hàng hoá thụ động.

  • Sản phẩm bạn chuẩn bị cung cấp là sản phẩm còn tồn kho hay sản phẩm mới. Riêng đối với sản phẩm mới, trong ngành có cụm từ “giáo dục thị trường” bạn cần khơi gợi nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm. Đối với sản phẩm được cải tiến trên nền sản phẩm cũ, bạn cần cho khách hàng biết những ưu điểm vượt trội.

  • Trước khi tung sản phẩm ra bên ngoài thị trường, xác định có phù hợp với nhu cầu, mong muốn của khách hàng không và đặc biệt là không phạm bất kỳ lỗi nào.


Giá cả - Price


price-marketing-4ps-la-gi
Price - Marketing 4Ps là gì?

Giá ở đây là thương hiệu định giá của sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách hàng. Giá bán ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm bán ra, sức cạnh tranh trên thị trường của thương hiệu.


Giá bán của sản phẩm dựa trên nhiều yếu tố, điển hình: chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí marketing,... phụ thuộc vào giá bán của đối thủ cạnh tranh cùng ngành, định giá theo cảm nhận của khách hàng.


Cùng WorkSmart sơ lược qua một số câu hỏi dưới đây, sẽ giúp bạn dễ dàng tưởng tượng ra quá trình định giá sản phẩm:

  • Sản phẩm cung cấp cho khách hàng là gì?

  • Giá bán của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh cao hơn hay thấp hơn?

  • Sản phẩm được thanh toán bằng phương thức nào?

  • Đối với một số phân khúc khách hàng nhất định có nên giảm giá không?


Kênh phân phối - Place


place-marketing-4ps-la-gi
Place - Marketing 4Ps là gì?

Place được hiểu là kênh phân phối sản phẩm. Yếu tố này sẽ trả lời vấn đề, khách hàng sẽ mua sản phẩm của bạn ở những đâu. Một chiến lược kênh phân phối được đánh giá là hiệu quả, khi khách hàng dễ dàng tìm và mua được sản phẩm của bạn ở bất kì đâu.


Hay hiểu một cách đơn giản hơn, kênh phân phối là nơi bán sản phẩm, bán trực tiếp cho khách hàng tại cửa hàng của thương hiệu hay bán qua kênh internet, bán hàng qua nhà phân phối (đại lý, sỉ,...). Nhưng chung quy cũng vì mục đích, làm sao để khách hàng dễ dàng và thuận tiện nhất trong việc mua sản phẩm.


Trong quản trị kênh phân phối có liên quan đến hoạt động quản lý 10 dòng chảy trong kênh, bao gồm như sau:

  • Dòng tài chính

  • Dòng thông tin

  • Dòng xúc tiến

  • Dòng phân phối

  • Dòng đàm phán

  • Dòng thanh toán

  • Dòng chuyển quyền sở hữu

  • Dòng san sẻ rủi ro

  • Cuối cùng là dòng thu hồi bao gói


Nếu một kênh phân phối được lên chiến lược kỹ càng và hiệu quả sẽ đạt kết quả về doanh số lẫn mở rộng thị phần.


Promotion


promotion-marketing-4ps-la-gi
Promotion - Marketing 4Ps là gì?

Chữ P cuối cùng là Promotion, đây là hình thức quảng bá sản phẩm đến công chúng mục tiêu. Yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu của một doanh nghiệp. Trước khi khách hàng lựa chọn mua sản phẩm của bạn, đầu tiên họ cần biết về thông tin, những yếu tố xoay quanh để tin tưởng sản phẩm của bạn đáp ứng được nhu cầu của họ.


Dưới đây là một số công cụ thường được các doanh nghiệp áp dụng để mang lại hiệu quả truyền thông:

  • Xúc tiến bán

  • Marketing gián tiếp, marketing trực tiếp

  • Quan hệ công chúng

  • Quảng cáo sản phẩm

  • Bán hàng cá nhân

Ưu và nhược điểm của Marketing 4Ps


Ưu điểm

  • Khi áp dụng chiến lược marketing 4Ps, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng

  • Từ đó, dễ dàng đo lường được các thông số

  • Tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng hơn.


Nhược điểm


Chiến lược này có mức độ cạnh tranh khốc liệt trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, bạn tối ưu tốt từng yếu tố trong 4P sẽ mang lại kết quả vượt trội cho doanh nghiệp.



Ví dụ về chiến lược Marketing 4Ps của McDonald’s


Thương hiệu bán thức ăn nhanh MCDonald’s là một trong nhiều thương hiệu áp dụng chiến lược marketing 4Ps. Cùng WorkSmart tìm hiểu nhé!


Sản phẩm

Những loại thức ăn nhanh chủ yếu mà thương hiệu này cung cấp là gà rán, nước ngọt, hamburgers,... Menu đa dạng đáp ứng nhu cầu của nhiều thực khách khác nhau. Điều này giúp thu hút khách hàng mục tiêu một cách tốt nhất. Đồng thời, MCDonald’s phân tán được rủi ro khi cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau, không tập trung vào một loại sản phẩm nhất định, từ đó không phụ thuộc vào một phân khúc nhất định.

Giá cả


Thương hiệu MCDonald’s đề ra mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, thương hiệu này sử dụng kết hợp các chiến lược giá cụ thể như sau:

  • Định giá theo tâm lý: thay vì sử dụng giá bán làm tròn 100.000 đồng, thì thương hiệu này sẽ áp dụng chiến thuật định giá theo tâm lý 99.000, cách này sẽ làm người mua cảm thấy giá rẻ hơn và đưa ra quyết định nhanh hơn.

  • Định giá theo gói: khi mua các combo sản phẩm sẽ có giá rẻ hơn khi mua lẻ các sản phẩm khác nhau.


Kênh phân phối


Bạn có thể dễ dàng thấy được, tại các thành phố lớn, tỉnh thành của Việt Nam có rất nhiều cửa hàng McDonald’s. Chủ yếu phân phối qua các kênh như Ki ốt, ứng dụng đặt đồ ăn, ứng dụng mobile McDonald’s. Tuy nhiên, nguồn doanh thu lớn nhất của thương hiệu này tại Việt Nam đến từ các cửa hàng.


Truyền thông quảng cáo


Thương hiệu thức ăn nhanh McDonald’s sử dụng kết hợp các phương tiện, công cụ quảng cáo như quan hệ công chúng, marketing tương tác, xúc tiến bán, marketing trực tiếp để dễ dàng đưa sản phẩm tiếp cận với khách hàng mục tiêu.


Bài viết phía trên tổng quan về marketing 4Ps là gì? Cách áp dụng marketing 4Ps vào chiến lược marketing hiệu quả. Hy vọng, bài viết hữu ích với bạn đọc. Đừng quên tại Định hướng nghề nghiệp vẫn còn rất nhiều thông tin chờ bạn khám phá. Đặc biệt, khi đăng ký các khoá học tại UNICA, bạn truy cập vào Save Extra trước khi đăng ký sẽ được hoàn tiền góp phần tiết kiệm.

20 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page