Có bao giờ bạn bị giáo viên tiếng Anh hỏi bất ngờ một câu hỏi mà mất hết hơn 5 phút để suy nghĩ và trả lời, hoặc về tận nhà mới nhớ ra câu trả lời là gì? Có thể câu hỏi đó bạn biết nhưng ngay lúc bị hỏi thì lúng túng và bị quên. Điều đó thường xảy ra với hàng nghìn bạn trẻ học tiếng Anh. Điều đó xảy ra vì bạn thiếu kỹ năng phản xạ tiếng Anh.
Vậy phản xạ tiếng Anh là gì? Và làm thế nào để luyện tập phản xạ tiếng Anh. Bài viết hôm nay của WorkSmart sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc cho bạn. Đồng thời chia sẻ 3 cách luyện phản xạ tiếng Anh hiệu quả. Cùng tham khảo ngay nhé!
1. Phản xạ tiếng Anh là gì?
Phản xạ tiếng anh được hiểu là hỏi và trả lời ngay tức khắc. Có nghĩa là bạn không mất quá 5s để đáp lại câu hỏi hoặc câu trả lời của người khác. Như một phản xạ không điều kiện, không cần phải suy nghĩ nhiều. Tất cả như được lập trình sẵn trong đầu của bạn.
Ví dụ:
A: What is your name?
B: My name is Daniel.
A: How are you?
B: I’m fine. Thank you. And you?
Câu hỏi và câu trả lời này chắc ai cũng thuộc nằm lòng từ những ngày đầu học tiếng Anh. Không cần nghĩ cũng đối đáp nhanh được. Thật bất ngờ, đó chính là phản xạ tiếng Anh mà bài viết này của WorkSmart đang nói đến.
2. Tại sao cần phải học phản xạ tiếng Anh?
Thường ngày, chúng ta giao tiếp hàng nghìn câu tiếng việt với bạn bè, gia đình, thầy cô. Nếu một câu trả lời mà mất hơn 5 phút để suy nghĩ thì liệu có ai sẽ hứng thú trò chuyện tiếp với bạn. Trong tiếng Anh cũng vậy. Có những đoạn hội thoại cơ bản theo nhiều chủ đề khác nhau cũng được giao tiếp hàng ngày. Vì vậy, muốn cuộc đối thoại trở nên thú vị thì việc học phản xạ tiếng Anh là điều không thể thiếu. Bằng việc trau dồi vốn từ vựng và các mẫu giao tiếp hàng ngày. Thì phản xạ tiếng Anh sẽ không còn là nỗi sợ cho những ai học tiếng Anh.
3. Các cách luyện phản xạ tiếng Anh hiệu quả
Nhìn hình đoán chữ bất cứ nơi đâu
Đây là cách học rất đơn giản, thực tế mà lại mang lại hiệu quả cực kỳ cao. Xung quanh bạn có vô vàn hình ảnh về đồ vật, con người. Khi nhìn vào một hình ảnh nào đó thì nghĩ ngay trong tiếng Anh nó là gì và đọc to lên. Ngoài ra, thêm một vài câu mô tả cho hình ảnh đó thì bạn có thể vừa luyện nhớ từ vựng và luyện khả năng nói của mình.
Tuy nhiên, nếu gặp phải một số hình ảnh mà không biết trong tiếng Anh là gì thì phải làm sao?
Hãy luôn chuẩn bị một cuốn sổ tay bên cạnh. Nếu gặp phải hình ảnh mà không biết trong tiếng Anh là gì thì ghi chú lại. Rồi về nhà và tìm kiếm trong từ điển. Tuy nhiên một ngày chỉ nên học khoảng 5 từ thôi nhé. Một thời gian sau, vốn từ vựng và khả năng phản xạ tiếng Anh sẽ tăng lên đáng kinh ngạc.
Luyện phản xạ nghe nói qua phim ảnh
Những bộ phim Âu Mỹ thường có những câu thoại giao tiếp đơn giản hàng ngày. Hãy chọn một nhân vật mà bạn yêu thích nhất. Học thuộc lời thoại và đóng vai người đó như trong phim. Đây là một phương pháp vừa học vừa chơi, tăng khả năng phản xạ nghe nói rất hiệu quả.
Còn nhiều phương pháp học tiếng Anh khác bên cạnh các phương pháp truyền thống như xem phim ảnh hay nghe podcast.
Tìm bạn đồng hành
Ngoài việc cùng bạn luyện tập giao tiếp tiếng anh mỗi ngày, một người bạn đồng hành còn tạo động lực, giúp bạn giữ kiên trì học tiếng Anh. Hãy tìm cho mình một người bạn có trình độ tiếng Anh hơn mình một chút để khả năng phản xạ tiếng Anh của mình sẽ tăng lên nhanh hơn.
Với những thông tin trên WorkSmart hy vọng bạn sẽ tìm được phương pháp học mang lại hiệu quả cao. Mong rằng những chia sẻ của WorkSmart sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách luyện phản xạ tiếng Anh. Từ đó trở nên tự tin hơn trong giao tiếp và tích cực tập luyện mỗi ngày. Đừng quên theo dõi WorkSmart để cập nhật những kiến thức hay và bổ ích bạn nhé!
Sưu tầm & Tổng hợp
Comentarios