Multiple Task là khả năng mà ngày nay, hầu hết nhà tuyển dụng đòi hỏi ở ứng viên của mình. Do đó, kỹ năng chịu được áp lực công việc cực quan trọng đối với sinh viên mới ra trường nói riêng và các bạn đã đi làm lâu năm nói chung. Bởi khi quá nhiều việc khẩn cấp cần giải quyết một lúc, bạn không có kỹ năng này sẽ dẫn đến căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực. Cùng WorkSmart tìm hiểu chi tiết về kỹ năng này trong bài viết dưới đây nhé!
Kỹ năng chịu được áp lực công việc là gì?
Áp lực công việc sẽ xảy ra khi bạn phải đối mặt với quá nhiều việc trong cùng một lúc, xử lý khẩn cấp từ đó dẫn đến sự căng thẳng, lo lắng. Do đó, để chịu được áp lực công việc, bạn cần đáp ứng được năng lực của mình trong lĩnh vực, công việc đang làm. Và đây cũng là một trong những kỹ năng cần thiết khi làm việc trong một môi trường hiện đại, đòi khả năng multiple task cùng lúc.
Một người có kỹ năng chịu được áp lực công việc sẽ là tổng hòa của những kỹ năng sau:
Quản lý thời gian hiệu quả
Khả năng đàm phán linh hoạt với các bên có liên quan
Lên kế hoạch, tự sắp xếp công việc, thứ tự ưu tiên của từng mục.
Kinh nghiệm cho thấy bạn có kỹ năng chịu được áp lực công việc
Ý thức được sự khó khăn của công việc
Hầu như, tất cả các nhà tuyển dụng điều đặt ra câu hỏi về kinh nghiệm mà ứng viên đã từng trải qua. Từ đó đánh giá được mức độ phù hợp của ứng viên đối với công việc, lĩnh vực cũng như kỹ năng chịu được áp lực công việc mà họ đang cần tuyển dụng.
Ở mỗi ngành nghề, lĩnh vực đều có những đặc thù riêng, khó khăn, đòi hỏi sự chăm chỉ, khả năng chịu được áp lực để kiểm soát công việc đó. Bởi một khi bạn không nắm rõ vấn đề này, lúc bắt tay vào công việc sẽ cảm thấy chán nản, mệt mỏi hoặc có ý định nhảy việc.
Do đó, ứng viên cần trao đổi thẳng thắn với nhà tuyển dụng về “Scope of work” mà mình sẽ thực hiện. Đòi hỏi những yêu cầu như thế nào, nếu bạn đã đồng ý và chấp nhận dấn thân phải chịu được áp lực công việc.
Chia sẻ về thành tích bản thân đã đạt được
Đối với HR họ sẽ có những kỹ năng riêng để kiểm tra xem, bạn có phải là người chịu được áp lực công việc hay không. Do đó, bạn cần sự bình tĩnh, tự tin trong lúc chia sẻ về những dự án mà mình đã thực hiện. Những công việc đã làm qua, từ đó, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn khách quan hơn về bản thân bạn.
Khả năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc
Với những công việc đòi hỏi ứng viên có khả năng multiple task. Bạn cần có khả năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc của mình sao cho hợp lý nhất có thể. Điển hình: việc nào cần thực hiện ngay lập tức, việc nào chưa gấp, việc nào phát sinh bất ngờ và cách giải quyết.
Kinh nghiệm cho các bạn chuẩn bị đi phỏng vấn muốn trả lời câu hỏi này: bạn nên đưa ra cho nhà tuyển dụng những tình huống nhất định để giải quyết. Như vậy tính thuyết phục sẽ cao hơn.
Các giải tỏa áp lực - Kỹ năng chịu được áp lực công việc
Suy nghĩ tích cực
Áp lực công việc sẽ dẫn đến căng thẳng, lo âu, khiến suy nghĩ tiêu cực chiếm lấy tâm trí bạn. Do đó, việc cần thiết là suy nghĩ tích cực, đối diện với vấn đề mình đang gặp phải, không dùng thái độ né tránh để giải quyết sự việc. Việc làm này sẽ mang đến cho bản thân những cái nhìn khách quan hơn, tìm kiếm niềm vui vượt qua khó khăn.
Hãy giao tiếp với mọi người xung quanh
Khó khăn sẽ không phải lúc nào bạn cũng giải quyết được, vấn đề ở đây không chỉ là thời gian. Bạn có thể giao tiếp với cấp quản lý trực tiếp của mình và nói ra những mong muốn, khó khăn mà bản thân đang gặp phải để giúp bạn cảm thấy tốt hơn, được an ủi hơn.
Hoặc chỉ đơn giản là trò chuyện cùng bạn bè, người thân, như vậy tâm trạng bạn cũng sẽ trở nên tốt hơn.
Viết nhật ký
Hãy viết ra tất cả suy nghĩ đang hiện hữu trong đầu làm bạn tiêu cực, căng thẳng. Đây cũng là một cách giải quyết hiệu quả, một khi tâm trí thoải mái, thì những ý tưởng giải quyết công việc cũng sẽ xuất hiện.
Đọc sách
Những quyển sách tâm linh của thầy Thích Nhất Hạnh, sẽ phần nào giúp bạn quay trở về bên trong, sống trong chánh niệm. Từ đó, gợi mở tâm trí giải quyết vấn đề. Điển hình như “Tĩnh Lặng - Sức Mạnh Tĩnh Lặng Trong Thế Giới Huyền Ảo”
Bài viết phía trên đã phần nào tổng hợp về kỹ năng chịu được áp lực công việc và giải pháp khi bạn gặp vấn đề. Hy vọng bài viết hữu ích. Đừng quên theo dõi Kỹ Năng Mềm để tham khảo nhiều bài viết hữu ích khác nhé!
Comments