Tê liệt phân tích (Analysis Paralysis) là tình trạng bản thân không có khả năng đưa ra quyết định do suy nghĩ quá nhiều hoặc lựa chọn quá nhiều.
Một ví dụ để kiểm tra nhanh bạn có thể đã rơi vào tình trạng này:
Buổi sáng khi chuẩn bị đi làm, bạn quyết định mặc gì vào ngày hôm đó? Muốn mặc áo ngắn tay để phù hợp với tổng thể trang phục, nhưng lại không biết có nên choàng thêm áo khoác? Điều gì xảy ra nếu quá nóng với một chiếc áo khoác nhưng sẽ hơi lạnh nếu mặc áo cộc tay và ngồi trong văn phòng cả ngày. Đưa ra quyết định như thế này mất khá nhiều năng lượng cho ngày mới với việc nên mặc gì.
Nếu quá trình suy nghĩ để chuẩn bị sẵn sàng vào buổi sáng hơi giống như thế này, bạn có thể dễ gặp trạng thái tê liệt phân tích.
Tê liệt phân tích là gì?
Tê liệt phân tích mô tả cảm giác không thể đưa ra quyết định do suy nghĩ quá nhiều về một vấn đề. Điều này thường xảy ra khi bạn xử lý quá nhiều biến số và liên tục nghiên cứu các giải pháp, thay vì hành động và đưa ra quyết định.
Nguyên nhân của chứng tê liệt phân tích?
Sự lo ngại. Đưa ra quyết định thật khó - nếu quyết định sai thì sao?
Loại suy nghĩ này gây ra tê liệt phân tích vì mục tiêu của bộ não là muốn tìm ra lựa chọn đúng đắn, ngay cả khi thực sự không có giải pháp hoàn hảo. Đặc biệt khi cảm thấy mình cần trở thành một người cầu toàn trong công việc, thì việc đưa ra một quyết định quan trọng có thể khiến bạn rơi vào tình trạng tê liệt trong phân tích.
Hãy xem một ví dụ - bạn được giao nhiệm vụ tìm một nhà hàng để nhóm của bạn dùng bữa tối với người quản lý và bạn muốn để lại ấn tượng tốt nên cần phải xem xét các hạn chế về chế độ ăn uống, sở thích cá nhân của nhóm và cả người quản lý. Trong một kế hoạch lớn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố ngoài tầm quản lý của bạn, không có một nhà hàng "chính xác" để chọn. Nhưng cân nhắc kỹ tất cả những điều này có thể gây ra sự do dự và lo lắng.
Tê liệt phân tích trong hành động
Dù chỉ là một quyết định nhỏ như mua một món đồ ăn ở cửa hàng, cũng tiêu hao năng lượng tinh thần. Càng phải phân tích và so sánh, chúng ta càng tốn nhiều năng lượng. Giải pháp dễ dẫn đến nhất trong tình huống này là không thực hiện hành động gì.
Ảnh hưởng của sự tê liệt phân tích
Sự tê liệt trong phân tích có thể có những tác động kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề trong công việc và cuộc sống của chúng ta.
Giảm hiệu suất đối với các nhiệm vụ quan trọng về tinh thần
Bộ nhớ của não bộ cho phép chúng ta tập trung vào thông tin cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ, đặc biệt quan trọng đối với tư duy nhận thức ở cấp độ cao như học tập hoặc sáng tạo.
Nhưng bộ nhớ làm việc lại là một nguồn tài nguyên hữu hạn, vì vậy khi chúng ta sử dụng quá nhiều, sẽ càng khó tập trung hơn.
Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra mối liên hệ giữa khả năng làm việc của bộ nhớ và hiệu suất rằng: các tình huống gây ra áp lực cao, lo lắng (chẳng hạn như suy nghĩ quá nhiều về một quyết định) có thể dẫn đến hiệu suất thấp hơn trong các nhiệm vụ khó khăn về mặt nhận thức.
Suy nghĩ quá mức làm giảm khả năng sáng tạo của bạn
Có thể hình dung qua ví dụ khi học sinh hoàn thành một nhiệm vụ sáng tạo — vẽ một loạt các bức tranh, trong một khoảng thời gian nhất định và dựa trên một vài từ khoá hành động. Trong quá trình vẽ nhiều thử thách hơn, có nhiều hoạt động liên quan đến suy nghĩ. Học sinh càng nghĩ nhiều về bức vẽ của mình, thì thực hiện bức vẽ càng khó hơn so với những hình ảnh ít thách thức. “Bạn càng nghĩ nhiều về nó, bạn càng làm nó rối tung lên”.
4 mẹo để khắc phục tình trạng tê liệt phân tích
Nếu bạn nhận thấy bản thân đang cố gắng phân tích các quyết định quan trọng hoặc dành một khoảng thời gian đáng kể để lo lắng về việc lựa chọn sai, những gợi ý sau có thể giúp bạn tiến lên phía trước, hành động và đưa ra quyết định tốt hơn.
Đặt cho mình thời hạn để đưa ra quyết định
Nếu không có mốc thời gian cho thời điểm cần đưa ra quyết định, bạn có thể dành một khoảng thời gian lớn để phân vân giữa các lựa chọn khác nhau và cuối cùng là không bao giờ đưa ra quyết định. Cách tốt nhất là hành động. Đặt cho mình một thời hạn hoặc một khung thời gian cụ thể cho thời điểm cần đưa ra quyết định.
Thu hẹp các tùy chọn của bạn sớm
Nếu bạn có quá nhiều lựa chọn, hãy loại bỏ một số lựa chọn ngay lập tức. Bắt đầu nghĩ về những gì là kết quả mong đợi cuối cùng của bạn cho quyết định này, và sau đó loại bỏ bất kỳ lựa chọn nào không phù hợp với điều kiện đạt được kết quả đó.
Thực hành đưa ra quyết định một cách nhanh chóng
Sự bốc đồng không phải lúc nào cũng là điều xấu. Nếu bạn thường xuyên bị cản trở bởi chứng tê liệt phân tích, hãy tập nhanh chóng đưa ra những quyết định nhỏ. Những việc vụn vặt như quyết định địa điểm ăn tối hay con đường đi làm sẽ giúp bạn quyết đoán hơn khi đưa ra những quyết định lớn hơn.
Sử dụng một khuôn khổ cho quá trình ra quyết định của bạn
Dù bạn tin hay không thì vẫn có thể xây dựng khuôn mẫu cho quá trình ra quyết định. Làm theo hướng dẫn từng bước có thể giúp loại bỏ một số công việc nặng nề về nhận thức cần thiết để đưa ra quyết định lớn.
Đừng quên theo dõi WorkSmart để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
Tổng hợp từ bài viết
Comentarios